
Đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân, thì quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm. Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào công ty khác hay không? Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp khác – Ảnh minh họa
Doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp khác không?
Căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:
Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Như vậy, căn cứ theo Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014 trên, doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Sở dĩ có quy định này là do theo đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân, đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân nên đồng nghĩa với việc không có quyền góp vốn thành lập công ty khác.
Có thể hiểu, pháp luật quy định như trên là do doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Mọi cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài, trừ các trường hợp bị pháp luật cấm đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Cũng theo điều 118, cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và nghĩa vụ và tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp khác không?
Do tài sản của chủ sở hữu hoàn toàn không tách rời với tài sản của doanh nghiệp nên trách nhiệm của chủ sở hữu với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là vô hạn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty, chủ sở hữu sẽ phải dùng cả tài sản cá nhân dù không dùng vào hoạt động kinh doanh nhưng thuộc quyền sở hữu của mình để giải quyết.
Cũng dựa theo đó, Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của DNTN. Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hay thành viên của công ty hợp danh.
Vì vậy, đối với việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn trong công ty TNHH, công ty hợp doanh hoặc công ty cổ phần, thì quy định này chỉ áp dụng với doanh nghiệp tư nhân, còn bản thân người đứng đầu là chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ bị hạn chế không được thành lập hộ kinh doanh và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có quyền tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần, phần vốn góp vào các công ty TNHH, công ty cổ phần hay công ty hợp danh.
Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn vào công ty khác?
Căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân để lý giải về nguyên nhân vì sao doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập công ty khác.

Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn vào công ty khác?
Sự trái ngược về định chế pháp luật
Lịch sử đã chỉ ra rằng, giữa định chế công ty của Việt Nam và các nước đang phát triển trên thế giới có một sự khác biệt rõ rệt. Ở các nước khác, luật pháp sẽ có sau cuộc sống. Điều này nghĩa là trong đời sống khi có phát sinh tranh chấp, nợ nần hoặc các vấn đề khác thì hai bên mới cần đến pháp luật để giải quyết. Và trong trường hợp đó, pháp luật mới ra đời.
Khác với định chế pháp luật của các nước khác, pháp luật Việt Nam sẽ quyết định đến đời sống. Thời điểm trước năm 1990 không tồn tại khái niệm doanh nghiệp tư nhân hay công ty. Từ thời điểm năm 1990, Luật công ty ra đời mới hình thành nên hai khái niệm trên. Sau đó Luật Doanh nghiệp 2000 và 2005 mới tiếp tục cải tiến chúng. Chính vì xuất phát từ luật pháp nên các loại hình doanh nghiệp được sắp xếp theo sự hợp lý: DNTN, hợp danh, trách nhiệm hữu hạn… Ở các nước khác, chúng không đi theo trình tự hợp lý đó.
Trước đây, pháp luật không xem doanh nghiệp tư nhân là một loại hình công ty, mà xem nó như là một cá thể kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động của DNTN đều bị chi phối bởi những quy định pháp luật dành cho cá thể đó. Vì thế cho nên nếu lấy các khái niệm pháp lý trong luật pháp của mình, vốn phát sinh theo sự hợp lý, để suy ra những thứ tương tự trong luật của các nước, vốn phát sinh theo nhu cầu cuộc sống, thì nhiều lúc thấy khó hiểu và dễ hiểu sai. Do đó phải đi riêng lẻ vào từng khái niệm pháp lý nhất định.
Tư cách
Bản thân mỗi người sinh sống trong cuộc đời, mọi hành động, việc làm đều có thể gây ra trách nhiệm. Khái niệm trách nhiệm có thể được áp dụng với mình và cả với người khác. Một người lái xe tải đâm trúng một người bị thương, tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm với nạn nhân. Đồng thời nạn nhân sẽ là người được hưởng quyền lợi của mình. Từ đó, trách nhiệm đã trở thành một phạm trù đạo đức tồn tại trong đời sống xã hội hiện nay. Và nó cũng ấn định ai ở vị trí nào sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
Nói đến tư cách là để xác định trách nhiệm. Trách nhiệm cho phép cá nhân có quyền kiện người khác khi bị thiệt hại. Và ngược lại, cá nhân cũng có thể bị người khác kiện để chịu trách nhiệm cho một hành động nào đó. Vậy nói đến tư cách là nói đến việc đi kiện và bị kiện để thực thi trách nhiệm hay quyền lợi của mình. Muốn thực thi thì phải có “tài sản riêng”. Nếu bị kiện là trách nhiệm thì đi kiện là quyền lợi. Từ cơ sở này chúng ta sang các loại hình doanh nghiệp.
Tư cách pháp nhân
Ở các loại hình công ty, Luật pháp sẽ tách riêng quyền lợi của người bỏ vốn ra khỏi khối tài sản mà họ tạo nên và cho phần tài sản đố tư cách làm người, hay còn gọi là tư cách pháp nhân. Với phần tài sản được phong là tư cách pháp nhân sẽ có quyền và trách nhiệm như một cá thể độc lập, tức là có thể đi kiện và bị người khác kiện. Đối với các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân chẳng hạn, phần tài sản do người chủ doanh nghiệp tạo nên và bản thân người chủ đó là không thể tách rời, vậy nên loại hình DNTN theo đúng pháp luật là hoàn toàn không có tư cách pháp nhân.
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Thiên Luật Phát đã tổng hợp được nhằm lý giải cho vấn đề chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp khác hay không?. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức hữu ích.
>> Một số bài viết liên quan:
- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân
- So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
- Nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân?
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân
- Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay doanh nghiệp tư nhân?
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM