Chuyên viên tư vấn
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào đúng chuẩn quy định nhất?


tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu độc quyền
Nội dung bài viết
1. Tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu
Thương hiệu về cơ bản là tập hợp những dấu hiệu giúp khách hàng, đối tác có thể nhận thấy điểm khác biệt giữa doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh. Và việc đăng ký nhãn hiệu hiểu đơn giản chính là việc đưa những dấu hiệu đó được thể hiện rõ hơn trên mặt pháp lý.
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành. Chủ sở hữu sẽ đăng ký trực tiếp các thủ tục tại Cục sở hữu trí tuệ.
Khi thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên căng thẳng thì việc đăng ký nhãn hiệu lại càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn vì:
- Đăng ký nhãn hiệu sẽ khẳng định được quyền sở hữu toàn bộ yếu tố liên quan đến thương hiệu của chủ sở hữu với doanh nghiệp mình;
- Sử dụng thương hiệu độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của Giấy đăng ký;
- Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền cũng như các hành động làm tổn hại đến hình ảnh của thương hiệu đã được đăng ký;
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền
2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Để nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chủ sở hữu doanh nghiệp cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
- Mẫu logo/ nhãn hiệu độc quyền của doanh nghiệp: Dùng để đăng ký logo hình ảnh/ chữ riêng cho thương hiệu;
- Tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký logo/ nhãn hiệu được quy định theo mẫu;
- Giấy ủy quyền cho đơn vị tư vấn;
- Tờ khai danh mục hàng hóa, bao gồm: tên sản phẩm dịch vụ mang logo (nhãn hiệu). Trong đó các sản phẩm phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế hàng hóa, dịch vụ và tuân theo Thỏa ước Nice;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp áp dụng trong trường hợp người nộp đơn được thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác. Tài liệu có thể là Giấy chứng nhận quyền thừa kế, Giấy thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, v.v;
- Bản quy chế sử dụng độc quyền logo trong trường hợp logo thương hiệu đăng ký quyền bảo hộ là logo độc quyền tập thể;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm (nếu đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước Quốc tế);
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nếu logo doanh nghiệp có sử dụng các biểu tượng, tên riêng;
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ nếu logo có chứa đựng các thông tin đó.
3. Quy trình, thủ tục đăng ký độc quyền thương hiệu
Trước khi đi vào các bước thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, doanh nghiệp cần thiết kế cho mình một logo thương hiệu riêng. Logo này sẽ dùng để đăng ký độc quyền và được sử dụng chính thức sau khi đăng ký thành công.
Sau khi đã có logo nhận diện riêng, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ thực hiện các bước thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:
Bước 1: Kiểm tra tính khả thi của logo thương hiệu
Sở dĩ doanh nghiệp cần thực hiện bước kiểm tra này để xác định được logo doanh nghiệp thiết kế có khả thi hay không. Với bước đầu tiên này, chủ sở hữu có thể liên hệ với các đơn vị tư vấn như Thiên Luật Phát để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước tra cứu sơ bộ. Sau bước tra cứu sơ bộ, để chắc chắn hơn về tính khả thi của nhãn hiệu đăng ký, doanh nghiệp nên tiến hành thêm thủ tục tra cứu chính thức tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đã được Thiên Luật Phát đề cập chi tiết ở mục 02 của bài viết. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, doanh nghiệp tiến hành nộp trực tiếp hoặc ủy quyền nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Theo dõi quá trình
Hồ sơ sau khi được nộp sẽ trải qua các bước thẩm định. Thời gian cụ thể như sau:
- Thẩm định về mặt hình thức: 01 – 02 tháng;
- Công bố đơn: 02 – 03 tháng;
- Thẩm định nội dung: 08 – 12 tháng;
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu hợp lệ): 01 tháng.
Như vậy, theo luật định, thời gian kể từ khi doanh nghiệp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến lúc nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền là khoảng từ 12 đến 18 tháng. Đây là mức thời gian tối thiểu chưa bao gồm thời gian sửa đổi hồ sơ, nhãn hiệu.
Trong trường hợp doanh nghiệp cần gấp Giấy chứng nhận thì có thể đẩy nhanh thời gian tiến hành thủ tục, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chịu mức chi phí cao hơn gấp đôi.
Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký sau quá trình thẩm định hợp lệ, sẽ được Cục sở hữu trí tuệ thông báo đến chủ doanh nghiệp. Khi đó, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ đến Cục sở hữu trí tuệ để nộp phí và nhận Giấy chứng nhận đúng thời hạn.
4. Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền chuyên nghiệp TP HCM
Đăng ký thương hiệu là một trong những thủ tục quan trọng. Đối với các giai đoạn như chuẩn bị giấy tờ không thể tránh khỏi những sai sót. Và để hạn chế những sai sót không đáng có cũng như rút ngắn thời gian tiến hành thủ tục, doanh nghiệp nên liên hệ với các đơn vị tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu như Thiên Luật Phát để được hỗ trợ.
Khi đăng ký dịch vụ tư vấn đăng ký thương hiệu tại Kế toán Thiên Luật Phát, doanh nghiệp sẽ được:
- Tư vấn kỹ càng về toàn bộ quy trình thủ tục cũng như hồ sơ cần thiết;
- Hỗ trợ tra cứu sơ bộ nhãn hiệu của doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí;
- Tư vấn về các trường hợp vi phạm về đăng ký nhãn hiệu, trường hợp trùng lặp logo,…
- Tư vấn về phương án sửa đổi hồ sơ, sửa đổi logo trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ;
- Đánh giá mức độ khả thi của nhãn hiệu trước khi thực hiện đăng ký;
- Tư vấn cách thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
- Các dịch vụ liên quan khác.
Trên đây là toàn bộ bài viết về chi tiết về thủ tục đăng ký thương hiệu mà Kế toán Thiên Luật Phát đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Hãy cho tôi một cuộc gọi – tôi mang đến cho bạn sự hài lòng!