Chuyên viên tư vấn
Điều kiện được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Doanh nghiệp

Điều kiện đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo quy định bao gồm những gì? Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định một số điều kiện quan trọng, và trong năm 2020 đã cập nhật những thay đổi mới về điều kiện đăng ký kinh doanh. Vậy những điều kiện và thay đổi đó là gì? Mang tính quyết định như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
Bài viết dưới đây của Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi trên.
Nội dung bài viết
- 1 Điều kiện đối tượng đăng ký kinh doanh
- 2 Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
- 3 Điều kiện về tên doanh nghiệp để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- 4 Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
- 5 Điều kiện về hồ sơ hợp lệ khi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
- 6 Điều kiện về lệ phí đăng ký doanh nghiệp như thế nào?

Điều kiện đăng ký kinh doanh cập nhật theo Luật Doanh nghiệp
Điều kiện đối tượng đăng ký kinh doanh
Bổ sung cho khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định đầy đủ về điều kiện đăng ký kinh doanh như sau: Tất cả các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoại trừ các trường hợp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
- Các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng:
- Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp/ công ty bị tuyên bố phá sản nhưng cố ý vi phạm các quy định liên quan có thể bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm theo khoản 3, Điều 130 Luật Phá sản 2014.
- Người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh (điểm b khoản 2 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Chung quy lại, những cá nhân đủ tuổi thành niên, đủ năng lực hành vi dân sự và không nằm trong các trường hợp bị cấm trên đều đủ điều kiện đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

Đối tượng đăng ký kinh doanh phải đáp ứng đủ các điều kiện trên
Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp có thể chủ động đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình trong trường hợp:
- Ngành kinh doanh không thuộc nhóm ngành nghề bị cấm theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp Năm 2014
- Ngành kinh doanh không thuộc nhóm các ngành nghề cần giấy phép kinh doanh/điều kiện.
- Ngành kinh doanh không thuộc nhóm ngành phải có vốn pháp định.
- Không thuộc ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề.
Để bạn đọc dễ hình dung hơn, Thiên Luật Phát sẽ liệt kê những ngành nghề thuộc nhóm 4 ngành nghề không đủ điều kiện đăng ký kinh doanh trên, cụ thể gồm có:
Nhóm ngành nghề bị cấm đăng kí kinh doanh
Ngành nghề bị cấm kinh doanh có đặc điểm là gây tổn hại đến quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng đến lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhóm ngành này gồm:
- Sản phẩm là chất nổ, chất phóng xạ, chất độc.
- Ma túy
- Vũ khí, đạn, quân trang quân dụng và các phương tiện kỹ thuật quân sự khác.
- Cờ bạc, cá độ.
- Mại dâm, tổ chức mai dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Hiện vật thuộc di tích lịch sử, cấm khai thác.
- Hóa chất độc hại, hóa chất cấm.
- Sản phẩm có tính kích thích phản động, mê tín dị đoan, ảnh hưởng đến việc giáo dục nhân cách.
- Động, thực vật hoang dã, quý hiếm đang được bảo tồn, động vật trong sách đỏ.
- Đồ chơi, vật dụng có hại trong quá trình giáo dục nhân cách, sức khỏe, an ninh trật tự xã hội.
- Môi giới hôn nhân trong và ngoài nước.

Nhóm ngành nghề bị cấm kinh doanh
Nhóm ngành nghề phải có giấy phép/điều kiện đăng kí kinh doanh
Điều kiện và giấy phép đăng ký kinh doanh được Nhà nước quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2005 như sau:
- Giấy phép kinh doanh phải là Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong đó, các loại hàng hóa cần những loại giấy phép này bao gồm:
- Hàng hóa có chứa hoặc liên quan đến chất phóng xạ;
- Các vật liệu có khả năng gây nổ như xăng, dầu, dầu khí, v.v;
- Sản phẩm liên quan đến dược phẩm, thuốc, vắc xin;
- Các nghề nghiệp có sử dụng đến vật liệu nổ, v.v.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, v.v. Điều kiện này áp dụng với các ngành nghề liên quan đến dịch vụ nhà hàng, ăn uống, khách sạn, dịch vụ giải trí.
Nhóm ngành kinh doanh phải có vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Khái niệm này được trích trong Khoản 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005. Luật doanh nghiệp 2014 đã không còn ghi khái niệm này.
Theo đó, vốn pháp định chính là điều kiện cần để người thành lập doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh. Người thành lập doanh nghiệp cần xác nhận chính xác số vốn pháp định của doanh nghiệp mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dựa vào đó, cơ quan quản lý mới có thể đưa ra quyết định là doanh nghiệp có đủ điều kiện đăng ký doanh nghiệp hay không.
Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề mới được cấp giấy phép
Chứng chỉ hành nghề là loại chứng từ chứng minh chủ doanh nghiệp được Nhà nước cấp quyền. Sở hữu chứng chỉ hành nghề sẽ là minh chứng cho trình độ chuyên môn đối với ngành nghề kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
Các ngành nghề cần chứng chỉ bao gồm:
- Dịch vụ pháp lý;
- Dịch vụ khám, chữa bệnh và dược phẩm
- Dịch vụ thú y và thuốc thú y;
- Sản xuất, gia công, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải;
- Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; v.v.
Điều kiện về tên doanh nghiệp để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
Điều 37 và điều 41 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về điều kiện đặt tên doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn có đủ điều kiện đăng ký kinh doanh, trước hết phải có một cái tên hợp lệ.
Tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố là: loại hình doanh nghiệp + tên riêng:
- Loại hình: Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn), công ty cổ phần (CP), doanh nghiệp tư nhân (DNTN),…
- Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp không được đặt tên như sau:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký, theo Điều 41 của Luật doanh nghiệp 2020.
- Không được sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị khác.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Tham khảo thêm: Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
- Tên trùng: là tên tiếng Việt của doanh nghiệp được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên gây nhầm lẫn, gồm:
- Tên tiếng Việt được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp.
- Tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
- Tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Điều kiện về tên doanh nghiệp
Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Theo Luật doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ của doanh nghiệp được ghi nhận trên giấy tờ đồng thời phải khớp với địa chỉ thực tế, tránh những thất thoát không đáng có trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện về hồ sơ hợp lệ khi đăng ký kinh doanh gồm những gì?
Hồ sơ được công nhận là hợp lệ và đủ điều kiện đăng ký kinh doanh là hồ sơ có đủ giấy tờ theo quy định của Luật doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp khi nộp hồ sơ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tính công khai, minh bạch, chính xác của hồ sơ.
Đồng thời, phía cơ quan đăng ký kinh doanh cũng cần đảm bảo về tính hợp lệ của hồ sơ trước khi chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện về lệ phí đăng ký doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài những điều kiện đăng ký doanh nghiệp nêu trên, người thành lập doanh nghiệp còn phải có trách nhiệm nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Quy định về lệ phí này đã được ghi nhận tại Thông tư số 215/2016/TT-BTC của Bộ tài chính.
Người thành lập doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh lúc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không được cấp, lệ phí sẽ không được hoàn trả lại cho người thành lập doanh nghiệp.
Bài viết trên đây đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc xoay quanh các điều kiện đăng ký kinh doanh đã cập nhật theo Luật doanh nghiệp 2020. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin chính xác và hữu ích.
Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn về thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Kế Toán Thiên Luật Phát – Dịch vụ tư vấn tài chính và kế toán trọn gói cho doanh nghiệp theo thông tin cuối bài.
Bài viết liên quan
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM