Chuyên viên tư vấn
Điều kiện để xin cấp giấy phép mạng xã hội năm 2021
Internet ngày càng phát triển điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ngày càng có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh của công ty, sản phẩm và dịch vụ của mình đến các trang mạng xã hội lớn. Thế nhưng điều kiện để xin cấp giấy phép mạng xã hội năm 2021 là gì? Hồ sơ xin giấy phép ra sao? Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Mục đích xin cấp giấy phép mạng xã hội để làm gì?
Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người. Do đó, rất nhiều trang mạng được xây dựng lên với tốc độ chóng mặt.
Thông thường, các trang mạng xã hội sẽ được lập lên với mục đích chính là chia sẻ thông tin, mang đến nhiều giá trị hữu ích cho người dùng. Tuy nhiên, cũng không ít những trang mạng có nhiều thông tin sai lệch, chống phá Nhà nước, lan truyền những thông tin không chính xác về Đảng và nhân dân. Trước tình hình chung đó, Nhà nước ta phải đề ra phương án nhằm ngăn chặn những vấn đề này.
Các trang mạng bắt buộc phải xin giấy phép mạng xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành đầy đủ các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép mạng xã hội, cùng các chế tài rõ ràng đối với những hành vi không xin giấy phép. Đây được xem là cơ sở quan trọng để Nhà nước ta có thể kiểm soát, điều tra và giám sát những hành vi sai trái.
Theo quy định của khoản 3 điều 63 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, đối với những trường hợp thiết lập mạng xã hội không có giấy phép hoặc giấy phép hết thời hạn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
2. Điều kiện xin cấp giấy phép mạng xã hội
– Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tại Việt Nam. Đồng thời, ngành nghề đăng ký kinh doanh phải phù hợp với dịch vụ và nội dung cung cấp, trước đó đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia.
– Tổ chức và nhân sự
Phải có tối thiểu 1 nhân sự đảm nhận vị trí quản lý thông tin. Nhân sự này có thể là người Việt Nam hoặc là người nước ngoài. Nếu là người nước ngoài thì phải có thẻ tạm trú, còn hạn ít nhất là 6 tháng tại Việt Nam, tính từ ngày nộp hồ sơ.
Phải có tối thiểu 1 nhận sự đảm nhận vị trí quản lý kỹ thuật.
– Tên miền
Nếu doanh nghiệp không phải là một cơ quan báo chí thì tên miền bắt buộc không được là một dãy ký tự giống hoặc trùng với một cơ quan báo chí nào khác.
Phải sử dụng ít nhất 1 tên miền có đuôi “.vn”. Máy chủ dùng để lưu trữ thông tin phải có IP tại Việt Nam.
Một số điều kiện để xin giấy phép mạng xã hội mà bạn nên biết
Tên miền phải đáp ứng đầy đủ tất cả các quy định về quản lý, cần được sử dụng tài nguyên trên internet. Nếu sử dụng tên miền quốc tế thì cần đảm bảo có xác nhận sử dụng tên miền, tuân theo quy định của pháp luật.
Trang thông tin điện tử và mạng xã hội của doanh nghiệp không được sử dụng chung một tên miền, có cùng một dãy ký tự giống nhau.
– Kỹ thuật
Hệ thống mạng xã hội của doanh nghiệp phải đáp ứng tất cả các vấn đề như đăng ký, lưu trữ và bảo mật thông tin cá nhân của các thành viên. Thực hiện xác thực thông tin người dùng thông qua email hoặc số điện thoại khi đăng ký hoặc thay đổi các thông tin tài khoản. Ngăn chặn và loại bỏ các thông tin vi phạm điều kiện hoạt động của trang mạng. Thiết lập cảnh báo đối với các thành viên đăng những thông tin vi phạm,…
– An toàn thông tin và quản lý thông tin
Phải có thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ của trang mạng xã hội.
Đảm bảo rằng người dùng trước khi sử dụng mạng xã hội phải đồng ý với những điều kiện và chính sách của trang mạng.
Xây dựng cơ chế loại bỏ những bài viết chứa nội dung quy phạm hoặc loại bỏ theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép chậm nhất là 3 giờ.
Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin cho người dùng.
Đảm bảo người dùng có thể quyết định được việc thu thập thông tin cá nhân của mình hoặc trong trường hợp muốn cung cấp thông tin cho một chủ thể khác.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép mạng xã hội
Hồ sơ để xin giấy phép mạng xã hội sẽ bao gồm 2 bộ. Trong đó 1 bộ nộp nộp cơ quan cấp phép – Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, và 1 bộ sẽ dùng để lưu giữ tại công ty.
– 1 đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu số 2 được ban hành bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Bản sao có công chứng của các loại giấy tờ bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp được thành lập theo quy định), giấy chứng nhận đầu tư (đối với các doanh nghiệp đầu tư theo Luật đầu tư), hoặc Quyết định thành lập (đối với những tổ chức không phải doanh nghiệp). Những loại giấy phép này phải cấp trước ngày có hiệu lực theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH1 và Luật đầu tư số 67/2014/QH13.
– Bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học (hoặc bằng tương đương trở lên). Sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm nội dung có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, có ảnh và phải có dấu giáp lai.
Bạn cần cung cấp đầy đủ các loại hồ sơ trên thì mới được cấp giấy phép mạng xã hội
– Đề án hoạt động phải có chữ ký, con dấu của người đứng đầu tổ chức. Bao gồm:
- Phương thức tổ chức mạng xã hội, thông tin trao đổi, các loại hình dịch vụ.
- Phương án dùng để tổ chức nhân sự quản lý thông tin, tài chính, quản lý kỹ thuật, đảm bảo cho sự hoạt động của mạng xã hội, theo quy định của Khoản 5 Điều 23 Nghị định 27/2018/ NĐ – CP điểm b, c, d, đ.
- Thông tin cùng địa điểm đặt máy chủ của mạng xã hội tại Việt Nam.
– Các thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ của mạng xã hội.
- Các thông tin, nội dung không được trao đổi trên mạng xã hội.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia mạng xã hội.
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ quan tham gia mạng xã hội.
- Quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp, khiếu nại của người dùng đến cơ quan hay doanh nghiệp thành lập ra mạng xã hội.
- Cơ chế cảnh báo đến người dùng về những rủi ro về thông tin trên mạng xã hội.
- Phải công khai việc có thu thập thông tin người dùng khi sử dụng mạng xã hội hay không.
- Cơ chế bảo mật thông tin của người dùng khi sử dụng mạng xã hội.
Lưu ý: thời hạn cấp phép thành lập mạng xã hội là 30 ngày làm việc hành chính, kể từ ngày nộp hồ sơ.
4. Quy trình xin cấp giấy phép mạng xã hội
Bước 1: Xác định điều kiện để xin cấp phép mạng xã hội.
Các cá nhân tổ chức hay doanh nghiệp muốn được cấp phép xây dựng mạng xã hội thì cần đảm bảo được đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, tổ chức và nhân sự, tên miền, kỹ thuật, an toàn và quản lý thông tin người dùng.
Bước 2: Xác định website của mình có cần xin giấy phép hay không?
Việc xin giấy phép mạng xã hội đã trở thành điều bắt buộc. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần xác định được website mình xây dựng có phải là mạng xã hội hay không. Để nhanh chóng xin giấy phép, tránh bị xử phạt.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép thành lập mạng xã hội
Hồ sơ thành lập mạng xã hội không chỉ được pháp luật quy định chặt chẽ cả về hình thức mà còn cả về nội dung. Do đó, đây được đánh giá là bước khó nhất trong tiến trình xin giấy phép mạng xã hội.
Bước 4: Xây dựng đầy đủ các thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ của mạng xã hội.
Quy trình để xin giấy phép mạng xã hội thường sẽ tuân theo các bước như trên
Bước 5: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử để xin giấy phép mạng xã hội.
Bước 6: Nhận giấy phép mạng xã hội.
Hồ sơ của bạn sẽ được Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử thẩm định. Nếu không có vấn đề gì thì cơ quan này sẽ cấp giấy phép mạng xã hội cho người làm hồ sơ.
5. Những câu hỏi thường gặp
Thời gian xin cấp giấy phép mạng xã hội trực tuyến?
Trong thời gian 30 ngày làm việc hành chính, Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử sẽ tiến hành thẩm vấn hồ sơ của bạn. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ gửi thông báo lỗi, và vấn đề trong hồ sơ để bạn sửa chữa.
Nếu không may gặp phải trường hợp này, tổ chức hay doanh nghiệp phải bắt tay vào chỉnh sửa ngay lập tức theo chỉ dẫn lỗi của Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử. Sao cho đúng với thời gian mà Cục quy định trong thư phản hồi. Nếu vượt quá thời gian thì hồ sơ của bạn sẽ bị hủy bỏ.
Các trường hợp nào nhà cung cấp mạng xã hội bị rút giấy phép?
Theo Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ, khi gặp phải những trường hợp dưới đây, các cơ quan, tổ chức, hay doanh nghiệp sẽ bị nhà cung cấp mạng xã hội bị rút giấy phép.
- Cung cấp và trao đổi thông tin sai lệch, không đúng sự thật, bôi nhọ uy tín của cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào đó.
- Cung cấp các nội dung không phù hợp để tăng lợi ích cho quốc gia.
- Đăng tải bản đồ Việt Nam nhưng không đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền của nước ta.
- Đăng tải những tác phẩm đã bị tịch thu hoặc cấm lưu hành.
- Tuyên truyền những thông tin nhằm gây ra sự phá vỡ khối đại đoàn kết trong dân tộc.
- Tuyên truyền kích động nhân dân bạo lực, gây thù hằn dân tộc, kích động chiến tranh nhưng chưa nghiêm trọng đến mức truy cứu hành vi hình sự.
- Xuyên tạc lịch sử, có lời lẽ xúc phạm đến các anh hùng dân tộc, xúc phạm dân tộc nhưng chưa nghiêm trọng đến mức truy cứu hành vi hình sự.
Lệ phí xin giấy phép mạng xã hội là bao nhiêu?
Hiện nay, bạn không cần phải trả lệ phí khi xin giấy phép mạng xã hội.
Để không bị phạt, bạn cần tuân thủ theo quy định của pháp luật về việc xin giấy phép mạng xã hội
Văn bản điều chỉnh giấy phép mạng xã hội là văn bản nào.
Những điều chỉnh của giấy phép mạng xã hội sẽ có tại nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Cá nhân có thể xin giấy phép mạng xã hội hay không?
Theo quy định, giấy phép mạng xã hội chỉ được cấp cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức, KHÔNG cấp cho cá nhân.
Trên đây là tất cả những quy định và điều kiện để các doanh nghiệp hay tổ chức có thể xin được giấy phép mạng xã hội. Mọi thông tin chi tiết hoặc nếu còn những thắc mắc khác, quý khách vui lòng liên hệ với Thiên Luật Phát qua hotline 0888 779 086 để được giải đáp sớm nhất.