Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?

Bài viết được cập nhật mới nhất: 07/02/2024
giấy phép kinh doanh là gì

Giấy phép kinh doanh cũng là một trong những loại giấy tờ quan trọng đối với một số doanh nghiệp. Không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến giấy phép kinh doanh, và cũng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh. 

Vậy, Giấy phép kinh doanh là gì? Tầm quan trọng của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp như thế nào? Và doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp Giấy phép kinh doanh? Lời giải cho tất cả những thắc mắc nêu trên sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

giấy phép kinh doanh là gì


Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy tờ được cấp phép đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành nghề có điều kiện. Giấy phép kinh doanh sẽ là cơ sở để khẳng định doanh nghiệp có đủ điều kiện và cơ sở để kinh doanh nhóm ngành nghề đó. Thông thường, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo điều 1 khoản 8 trong luật doanh nghiệp: Nghĩa vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Không ít người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh. Bản chất Giấy chứng nhận ĐKDN là việc cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký, còn Giấy phép kinh doanh là cá nhân, tổ chức đi xin phép để có đủ điều kiện kinh doanh một số ngành nghề đặc biệt.


Bản chất của giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh thể hiện rõ 04 bản chất chính:

Ý nghĩa về pháp lý

  • Là sự cho phép của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Là cơ chế đề nghị – cấp hay hiểu đơn giản là quyền kinh doanh của công dân.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký gồm:

  • Thủ tục đăng ký Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định của Sở kế hoạch và Đầu tư;
  • Bộ hồ sơ ĐKKD hợp lệ của doanh nghiệp;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định và kiểm tra các điều kiện.

Thời hạn tồn tại của Giấy phép kinh doanh

  • Thời hạn tùy vào quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép;
  • Thời hạn của giấy phép là vô hạn đối với doanh nghiệp trong nước.

Quyền hạn của nhà nước

Một số doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, xã hội hoặc bị hạn chế số lượng ngành nghề kinh doanh. Trong những trường hợp như trên, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn toàn có thể từ chối không cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp.


Giấy phép kinh doanh có những nội dung gì?

Tùy vào ngành nghề mà doanh nghiệp dự định kinh doanh mà nội dung của Giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết GPKD đều có những nội dung cơ bản sau đây:

  • Tên, mã số thuế của doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở và người đại diện theo pháp luật;
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp dự định kinh doanh;
  • Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của Giấy phép kinh doanh;
  • Các nội dung liên quan khác.

Đối tượng cần cấp Giấy phép kinh doanh

Công ty trong nước kinh doanh những ngành nghề có điều kiện

Giấy phép kinh doanh là cần thiết đối với những doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Một số nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện như:

  • Sản xuất con dấu;
  • Kinh doanh thiết bị, phần mềm;
  • Kinh doanh dịch vụ cầm đồ;
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
  • Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy;
  • Các nhóm ngành nghề khác mà bạn có thể tham khảo tại Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP có quy định về việc Giấy phép kinh doanh sẽ được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài đối với những hoạt động kinh doanh sau:

  • Phân phối và bán lẻ các sản phẩm hàng hóa trừ: gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách báo tạp chí.
  • Nhập khẩu và phân phối bán buôn các sản phẩm hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn;
  • Phân phối và bán lẻ hàng hóa là gạo, đường, sách báo tạp chí và vật phẩm đã ghi hình;
  • Kinh doanh dịch vụ logistics, ngoại trừ các ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Các dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm quảng cáo;
  • Các dịch vụ trung gian thương mại;
  • Các dịch vụ thương mại điện tử;
  • Các dịch vụ đấu thầu hàng hóa;
  • Cho thuê hàng hóa dịch vụ, không bao gồm cho thuê tài chính.

>>> Xem thêm:


Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp trong nước

Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh trong nước cần phải đáp ứng điều kiện cơ bản sau đây:

  • Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất (đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành thực phẩm, y tế) chẳng hạn như Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề: Văn phòng công chứng, công ty luật.
  • Điều kiện về vốn pháp định như: Doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản cần mức vốn pháp định là 20 tỷ.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thì điều kiện để được cấp GPKD? Trả lời cho câu hỏi này, Thiên Luật Phát sẽ chia thành 02 trường hợp theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Đối với trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ tham gia Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cần đáp ứng những điều kiện như sau:

  • Đáp ứng điều kiện về khả năng tiếp cận thị trường tại Điều ước Quốc tế có Việt Nam là thành viên tham gia.
  • Doanh nghiệp đã có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Doanh nghiệp đã giải quyết xong các khoản nợ thuế quá hạn đối với trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

>>> Thành lập công ty đơn giản hơn cho doanh nghiệp với dịch vụ thành lập công ty TPHCM

Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Đối với trường hợp này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời phải đáp ứng cả điều kiện và cả tiêu chí:

Về điều kiện:

  • Có kế hoạch tài chính cụ thể để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Đã giải quyết xong các khoản nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Về tiêu chí:

  • Phù hợp với những quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước cùng lĩnh vực kinh doanh;
  • Đảm bảo về khả năng tạo việc làm cho nguồn lao động trong nước;
  • Đảm bảo khả năng về mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Những điều kiện nêu trên cũng sẽ được áp dụng đối với các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Các loại hàng hóa như: Dầu, mỡ bôi trơn, gạo, đường, sách báo, vật thể ghi hình mà chưa được cam kết mở cửa thị trường cũng phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.
  • Với nhóm hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn sẽ xem xét để cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho doanh nghiệp kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài như: sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam; sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.
  • Với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí sẽ xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.
Những lợi ích mà Giấy phép kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp
Những lợi ích mà Giấy phép kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp

Lợi ích của giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp

Vì sao Giấy phép kinh doanh lại đóng vai trò quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đến thế? Vậy thực chất, lợi ích của GPKD là gì?

Thứ nhất, GPKD là lời khẳng định tính hợp pháp của doanh nghiệp:

  • Hoạt động của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh sẽ được pháp luật cho phép và bảo vệ;
  • Đây là bước đầu tiên trong cách đăng ký kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn được pháp luật công nhận về quyền kinh doanh đều phải thực hiện.

Thứ hai, doanh nghiệp sẽ được quyền xuất hóa đơn:

  • Doanh nghiệp sẽ có quyền xuất các loại hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn xuất khẩu và các loại hóa đơn thông dụng khác theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BCT.
  • Doanh nghiệp cũng có quyền xuất hóa đơn đỏ, loại hóa đơn chỉ dành cho các đối tượng khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ đối với các hoạt động mua bán nội địa, vận tải và xuất khẩu.

Thứ ba, khẳng định uy tín và niềm tin với khách hàng:

  • Chủ doanh nghiệp có thể thể hiện tư cách pháp nhân của mình;
  • Dễ dàng tạo dựng uy tín với đối tác, khách hàng vì doanh nghiệp đã hoàn toàn đủ điều kiện để kinh doanh đúng pháp luật.

Thứ tư, thuận tiện trong giao dịch:

Các giao dịch của doanh nghiệp với đối tác hay khách hàng sẽ trở nên đơn giản hơn nếu như doanh nghiệp có tư cách pháp lý rõ ràng. Việc này cũng giúp doanh nghiệp tránh được nhiều hệ lụy sau này.

Thứ năm, hưởng nhiều quyền lợi từ chính phủ:

Những doanh nghiệp sau khi có Giấy phép kinh doanh, ngoài việc được khẳng định quyền kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp còn được hưởng thêm nhiều ưu đãi từ Chính phủ như: vay vốn, khấu trừ thuế, các hỗ trợ khác từ phía Nhà nước.

Thứ sáu, cơ hội phát triển cùng các doanh nghiệp lớn:

  • Dễ dàng tạo dựng niềm tin với đối tác kinh doanh lớn;
  • Cơ hội phát triển và mở rộng thị trường.

Cuối cùng, tiết kiệm thời gian và chi phí:

  • Hoạt động kinh doanh thuận lợi vì đã được Pháp luật bảo vệ;
  • Có thêm nhiều thời gian để xây dựng và phát triển ngành nghề kinh doanh;
  • Đủ tiềm lực để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước và cả nước ngoài;

Trên đây là toàn bộ bài viết Giấy phép kinh doanh là gì? Điều kiện và lợi ích của giấy phép kinh doanh với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về Giấy phép kinh doanh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Túc

Nguyễn Văn Túc là một chuyên viên vô cùng tài năng, nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc đã có nhiều năm gắn bó, cống hiến cùng Thiên Luật Phát.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *