Kế toán thuế là gì? Các công việc của kế toán thuế cần biết

Bài viết được cập nhật mới nhất: 06/02/2024
Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là gì? Kế toán thuế là vị trí quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh bắt buộc phải có kế toán thuế để hoạt động và tồn tại dưới sự quản lý của nhà nước.

Bài viết dưới đây, Thiên Luật Phát sẽ chia sẻ về những công việc cụ thể của kế toán thuế trong doanh nghiệp.

Kế toán thuế là gì?
Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là gì?

Kế toán thuế là kế toán phụ trách về các vấn đề tính toán và khai báo thuế trong doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán là nghĩa vụ của công ty, doanh nghiệp đối với nhà nước. Kế toán thuế giúp nhà nước quản lý được nền kinh tế nhiều thành phần.

Doanh nghiệp có thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh và số tiền đóng góp vào ngân quỹ quốc gia thông qua kế toán thuế. Đồng thời, doanh nghiệp thực hiện các vấn đề về thuế rõ ràng giúp báo cáo thuế thuận lợi.

Công việc của kế toán thuế là gì?

Khi doanh nghiệp bắt đầu thành lập, kế toán thuế là bộ phận chịu trách nhiệm kê khai và nộp lệ phí môn bài.

Công việc của kế toán thuế diễn ra liên tục và liền mạch suốt quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động của công ty. Thời điểm bận rộn nhất rơi vào cuối kỳ kê khai và nộp thuế.

Công việc hàng ngày

Nhiệm vụ của kế toán thuế là phải thu thập, xử lý hóa đơn phát sinh để làm căn cứ kê khai, hạch toán. Những thông tin hóa đơn được đưa vào hệ thống để tổng hợp kết quả kinh doanh. Các công việc hàng ngày cần được xử lý bao gồm:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của những thông tin trên hóa đơn. Đảm bảo thông tin và số tiền chính xác so với những chứng từ khác.
  • Thu thập và nhập thông tin hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và đầu ra vào hệ thống.
  • Hạch toán nghiệp vụ liên quan đến dòng tiền lưu chuyển trong doanh nghiệp.
  • Hạch toán các nghiệp vụ về quỹ tiền gửi, quỹ tiền mặt.
  • Xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn chứng từ hợp lý, logic để dễ dàng tìm kiếm khi cần thiết.
  • Kiểm tra thời gian nộp các loại thuế để tránh trường hợp nộp chậm.
Công việc của kế toán thuế là gì
Công việc hàng ngày của kế toán thuế

Công việc hàng tuần

Hàng tuần, kế toán thuế cần tổng hợp những nghiệp vụ phát sinh để có báo cáo lên cấp trên. Công việc trong tuần bao gồm:

  • Cung cấp giấy tờ, kết quả kinh doanh trong tuần theo yêu cầu của cấp trên.
  • Có phương hướng xử lý những hóa đơn không hợp lệ. Tham mưu cho ban quản lý cách giải quyết hợp lý và hợp pháp.

Công việc hàng tháng

Công việc hàng tháng thường được làm vào cuối tháng này hoặc đầu tháng sau. Tuy nhiên cần đảm bảo nộp các loại báo cáo thuế trước ngày 20 của tháng tiếp theo. Công việc hàng tháng của kế toán thuế bao gồm:

  • Xác định những loại thuế cần phải kê khai theo tháng để có phương án giải quyết nhanh chóng, chính xác. Các loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng (Đối với công ty có doanh thu từ 50 tỷ), thuế thu nhập cá nhân (Đối với cá nhân có thu nhập từ 50 triệu đồng).
  • Thực hiện tính khấu hao tài sản và phân bổ chi phí công cụ, dụng cụ vào mỗi tháng.
  • Rà soát hợp đồng lao động, số lượng nhân viên mới. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động.
  • Cân đối các chỉ tiêu xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và có phương án giải quyết từng phần. Tránh dồn việc vào kỳ cuối năm, gây căng thẳng, sai sót không đáng có.
Công việc hàng tháng của kế toán thuế
Công việc hàng tháng của kế toán thuế

Công việc hàng quý

Hàng quý, kế toán thuế cần thực hiện báo cáo thuế theo quý. Các loại báo cáo này bao gồm:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng(VAT).
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân: Đối với người lao động có tiền lương lớn hơn 50 triệu đồng.
  • Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn: Những hóa đơn đã sử dụng, những hóa đơn hư hỏng.

Cần làm xong báo cáo quý và nộp lên cơ quan chức năng trước ngày 30 tháng sau. Nếu nộp chậm sẽ bị xử phạt theo quy định của cơ quan thuế.

Công việc hàng quý của kế toán thuế
Công việc hàng quý của kế toán thuế

Công việc hàng năm

Cuối năm là thời gian bận rộn nhất của kế toán thuế. Rất nhiều các công việc cần làm nhằm tính toán chính xác số tiền thuế cần phải nộp. Những công việc cuối năm bao gồm:

  • Kiểm tra tính chính xác của hóa đơn và quá trình kê khai vào máy có trùng khớp hay chưa.
  • Kiểm tra các sai sót trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính cuối năm và tìm chỗ sai, đưa ra phương án khắc phục. Cân đối các tài khoản kế toán để đảm bảo lên báo cáo tài chính chuẩn xác.
  • Hoàn thành sổ sách, lên báo cáo tài chính hoàn chỉnh, hợp lý, hợp pháp.
  • Tính số thuế doanh nghiệp cần nộp và thực hiện nộp thuế trong vòng 90 ngày của năm tiếp theo.
  • In sổ sách phục vụ cho việc quyết toán thuế và quá trình thanh kiểm tra của cơ quan kiểm toán. Các loại sổ sách cần in bao gồm: Sổ cái các tài khoản, sổ chi tiết tài khoản, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, các bác tổng hợp, phiếu thu chi,…

Đến đầu năm tài chính sau, kế toán cần hoàn thành thủ tục nộp phí môn bài trước ngày 31/1. Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi về vốn, cần làm lại tờ khai lệ phí môn bài cho năm sau và nộp trước ngày 31/12 của năm đó.

kế toán thuế cần làm những gì
Công việc hàng năm của kế toán thuế

Cách làm kế toán thuế

Cách làm kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đang hoạt động có sự khác biệt.

Doanh nghiệp mới thành lập

Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 2: Tạo tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để thuận tiện công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử. Hoặc thuê dịch vụ kê khai thuế để tránh các sai phạm.

Bước 4: Tạo tờ khai và nộp thuế môn bài

Bước 5: Tính thuế giá trị gia tăng và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế

Bước 6: Tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế

Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn

Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm

Bước 9:Tiến hành in sổ sách, ký, đóng dấu

Bước 10: Lưu trữ chứng từ, sổ sách

Doanh nghiệp đang hoạt động

Với những doanh nghiệp đang hoạt động, khi làm kế toán thuế công ty cần lưu ý việc tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán.


Quy trình kế toán thuế

Quy trình làm kế toán thuế được thực hiện lần lượt theo các bước sau:

Bước 1: Giải quyết toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh

Bước 2: Lập chứng từ kế toán

Bước 3: Ghi sổ sách kế toán

Bước 4: Thực hiện các công việc của kế toán trong thời điểm cuối kì

Bước 5: Lập bảng cân đối sổ sách, chi phí, số liệu phát sinh

Bước 6: Lập báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế


Dịch vụ của Thiên Luật Phát

Đến với Thiên Luật Phát, hệ thống sổ sách chứng từ kế toán sẽ được tư vấn tối ưu. Giúp doanh nghiệp đảm bảo việc thực hiện các thủ tục đúng quy định và tiết kiệm thời gian, chi phí. Với phương châm thượng tôn pháp luật nhưng vẫn đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, công ty là đơn vị uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Liên hệ với Thiên Luật Phát tại đây hoặc trực tiếp kết nối với chuyên gia để được giải đáp các vấn đề liên quan đến kế toán và thủ tục thành lập công ty.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Thành Luân

Ông Nguyễn Thành Luân trước khi làm việc tại Thiên Luật Phát đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế tại công ty TNHH DV TV Việt Việt Mỹ. Thực hiện cung cấp các dịch vụ về thuế cho khách hàng với nhiều loại hình công ty khác nhau.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *