Chuyên viên tư vấn
Mức khống chế chi phí lãi vay

Nội dung bài viết
MỨC KHỐNG CHẾ CHI PHÍ LÃI VAY
Nghị định số 68/2020/NĐ-CP Liên quan mức khống chế chi phí lãi vay sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ
Theo đó, mức khống chế chi phí lãi vay được thay đổi như sau:
1. Trước đây: Nghị định:20/2017/NĐ-CP
Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
==> Mức khống chế chi phí lãi vay trước đây: 20% (Tổng LN thuần + CP lãi vay + CP Khấu hao)
2. Nghị định: 68/2020/NĐ-CP
1) Tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
==> Mức khống chế chi phí lãi vay hiện hành: 30% (Tổng LN thuần + CP lãi vay + CP Khấu hao)
2) Chi phí lãi vay không được trừ trong kỳ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo để xác định chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm (1) nêu trên. Thời gian chuyển tiếp chi phí lãi vay tính liên tục không quá năm (05) năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
3) Đối với kỳ tính thuế TNDN năm 2017 và 2018, các trường hợp thuộc đối tượng áp dụng theo Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 được áp dụng Điểm a, Khoản 3, Điều 8, Nghị định 20 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1, Nghị định 68, cụ thể như sau:
- a) Người nộp thuế được khai bổ sung quyết toán thuế TNDN năm 2017, năm 2018 để xác định chi phí lãi vay và số thuế TNDN phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01/01/2021.
- b) Trường hợp người nộp thuế có số thuế TNDN nộp thừa (bao gồm cả tiền chậm nộp tương ứng, nếu có) thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN phải nộp tối đa không quá năm (05) năm, kể từ năm 2020.
- c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã thanh tra, kiểm tra thì người nộp thuế đề nghị cơ quan Thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ vào nghĩa vụ thuế TNDN phải nộp theo quy định tại điểm (b) nêu trên. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh số tiền phạt hành chính về thuế.
- d) Ban hành Mẫu số 01 thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết mới phù hợp với các nội dung sửa đổi tại Nghị định 68, thay thế cho Mẫu 01 của Nghị định 20.
4) Nghị định 68 không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vay ưu đãi của Chính phủ để cho vay lại, các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.
3. Thời điểm hiệu lực:
Mức khống chi phí lãi vay mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (24/06/2020) và áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019.