Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh mới nhất

Bài viết được cập nhật mới nhất: 04/01/2024
Thay đổi giấy phép kinh doanh

Thay đổi giấy phép kinh doanh gồm các thay đổi về tên công ty, loại hình công ty, vốn điều lệ, trụ sở doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, con dấu, thay đổi người đại diện theo pháp luật,… Cùng tìm hiểu thủ tục, hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh chi tiết.

Nội dung bài viết

Doanh nghiệp cần làm thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh khi nào?

Để phù hợp với quy mô cũng như định hướng kinh doanh, khi có các thay đổi thông tin như: thay đổi tên công ty, địa chỉ trụ sở, người đại diện, bổ sung ngành nghề hay tăng/giảm vốn điều lệ… doanh nghiệp cần thực hiện thay đổi giấy đăng ký kinh doanh.

Đây là việc làm bắt buộc khi có sự thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh để không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp và tránh những xử phạt hành chính không nên có


Thay đổi đăng ký kinh doanh có cần nộp hồ sơ lên sở Kế hoạch và Đầu tư không?

thay doi giay phep kinh doanh

Trường hợp cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh lên sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Thay đổi tên công ty (bao gồm: thay đổi tên bằng tiếng Việt, thay đổi tên tiếng nước ngoài, thay đổi tên viết tắt)
  • Thay đổi loại hình công ty
  • Thay đổi vốn điều lệ
  • Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
  • Thay đổi thông tin liên lạc như số điện thoại, số fax, email, website công ty
  • Thay đổi thông tin người đại diện theo pháp luật
  • Thay đổi tăng/ giảm thành viên cổ đông về số lượng hoặc tên
  • Thay đổi con dấu, chữ ký của công ty
  • Thay đổi thông tin của chủ sở hữu công ty trong mô hình công ty TNHH 1 thành viên bao gồm chuyển nhượng chủ sở hữu, thay đổi giấy phép kinh doanh của chủ sở hữu (nếu là pháp nhân), thay đổi thông tin cá nhân của chủ sở hữu (nếu là cá nhân).
  • Thay đổi các thông tin đăng ký và nộp thuế

Trường hợp không cần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh lên sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Thay đổi cổ đông sáng lập (Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập do cổ đông có chưa thanh toán, hoàn tất toàn bộ cổ phần đã đăng ký mua theo quy định.)
  • Thay đổi thông tin cổ đông sáng lập.

Trường hợp doanh nghiệp không được thay đổi giấy phép kinh doanh

  • Doanh nghiệp vi phạm vào 1 trong các trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp đã bị phòng kinh doanh trực tiếp gửi thông báo chính thức về trụ sở chính của công ty.
  • Doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp bị cấm thay đổi giấy phép kinh doanh bởi Tòa án, Cơ quan thi hành án hay Cơ quan công an.

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Giấy thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh theo quy định: thông báo thay đổi người đại diện pháp luật, thay đổi trụ sở kinh doanh, thay đổi tên công ty, thay đổi vốn điều lệ và góp vốn đầu tư, thay đổi tăng/giảm ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu công ty;
  • Giấy thông báo về việc bổ sung hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên), của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH một thành viên), của các thành viên hợp danh (đối với Công ty hợp danh), của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty cổ phần);
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kèm theo nếu người đi đăng ký thay đổi không phải là chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh.

Phí thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh bao nhiêu?

Phí chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

>>> Xem thông tin chi tiết tại bài viết Chi phí đăng ký kinh doanh


Thay đổi giấy phép kinh doanh ở đâu?

Công ty bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh hoặc Sở kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện/ địa điểm kinh doanh nếu công ty muốn thay đổi đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng.


Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh

Sau khi hoàn thiện các giấy tờ cần thiết, trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm có thay đổi, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ để thay đổi đăng ký kinh doanh bằng một trong hai hình thức sau:

Bước 1: Biên soạn đầy đủ hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật

Doanh nghiệp sẽ tiến hành biên soạn hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng các nội dung mà chúng tôi đã đề cập ở phần 4 trong bài viết này.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tới sở kế hoạch và đầu tư

Hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được doanh nghiệp hoặc tổ chức được doanh nghiệp ủy quyền tới nộp tại sở kế hoạch và đầu tư, nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính theo hình thức nộp trực tiếp.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh từ Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

Sở Kế Hoạch và Đầu Tư xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận và kết quả được quả sau 3 ngày làm việc. Nếu hồ sơ thiếu sót, Sở Kế Hoạch & Đầu Tư sẽ hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung đến khi hồ sơ được đầy đủ và hợp lệ.

thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Thời gian thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh là 3 ngày

Bước 4: Cập nhật thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia

Sau khi doanh nghiệp hoàn tất thay đổi đăng ký kinh doanh, cần cập nhật nội dung thay đổi trên công thông tin quốc gia theo đúng quy định pháp luật về Luật doanh nghiệp.

Hình thức thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng điện tử

Lưu ý: Trường hợp này người thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải có tài khoản đăng ký kinh doanh mới có thể làm hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh

Bước 1: Doanh nghiệp cũng tiến hành soạn 1 bộ hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh đầy đủ như trên.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến trên website cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Bước 3: Theo dõi Email phản hồi từ Phòng đăng ký kinh doanh. Thông thường sau từ 1 – 3 ngày làm việc sẽ nhận được thông báo phản hồi Hồ sơ qua Email.

– Nếu hồ sơ hợp lệ, người thành lập doanh nghiệp mang hồ sơ đã Scan và nộp qua mạng cùng biên nhận và thông báo hợp lệ đến Phòng đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ bản giấy. Thông thường kết quả được quả sau từ  2 – 3 tiếng sau khi nộp bản giấy.

– Nếu hồ sơ bị yêu cầu bổ sung, người thành lập doanh nghiệp bổ sung theo hướng dẫn và Scan nộp lại đến khi nhận được thông báo hồ sơ hợp lệ thì làm như trên.

Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và kiểm tra chính xác tính hợp lệ của bộ hồ sơ.

Bước 5: Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh cấp sẽ Giấy chứng nhận doanh nghiệp sửa đổi và giấy xác nhận sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (nếu được yêu cầu thêm).


Một số câu hỏi khi thay đổi đăng ký kinh doanh

Khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh cần chuẩn bị nhiều hồ sơ tương ứng với các nội dung cần thay đổi. Việc hoàn tất các hồ sơ có thể xảy ra sai phạm, không đủ hồ sơ gây ra việc thay đổi không được chấp nhận. Dưới đây là các lưu ý công ty cần biết:

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thay đổi tên doanh nghiệp?

Khi thay đổi tên doanh nghiệp sẽ dẫn tới các thay đổi đi kèm như con dấu doanh nghiệp, thông tin hóa đơn; xem xét các giấy phép kinh doanh là gì như: giấy phép vận tải, văn bằng nhãn hiệu,..

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thay đổi con dấu doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần có con dấu pháp nhân, nội dung và hình thức của các con dấu phải đồng nhất. Sau khi khắc dấu doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu của doanh nghiệp, nhận Giấy xác nhận của Sở Kế Hoạch và Đầu tư về mẫu dấu sau khi thay đổi. Doanh nghiệp cần giữ lại Giấy công bố mẫu dấu sau khi công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính cần lưu ý gì?

Địa chỉ mới cần phù hợp với quy định của Pháp luật. Khi thay đổi doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại Chi Cục Thuế hiện tại.

Khi thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp cần lưu ý gì?

  • Doanh nghiệp không cần quyết toán thuế và phát hành lại hóa đơn VAT khi: Thay đổi trụ sở công ty, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhưng bên thứ 2 chịu toàn bộ nghĩa vụ về thuế.
  • Doanh nghiệp cần quyết toán thuế và phát hành lại hóa đơn VAT khi: Thay đổi tên công ty, thay đổi địa chỉ trụ sở và số lượng các trụ sở của công ty.

Doanh nghiệp chỉ được thay đổi hoặc bổ sung các ngành nghề kinh doanh được nhà nước cho phép hoạt động. Với các doanh nghiệp chưa được mã hóa ngành nghề cấp 4 trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũ sẽ phải đồng thời mã hóa ngành nghề mới và các ngành nghề đã được cấp.

Khi thay đổi nội dung nào doanh nghiệp cần thay đổi con dấu ban đầu của công ty?

3 trường hợp cần thay đổi con dấu ban đầu của công ty:

  • Thay đổi tên công ty.
  • Thay đổi loại hình công ty.
  • Thay đổi địa chỉ trụ chính sở tới quận hoặc tỉnh khác cần thay thay đổi dấu nếu con dấu cũ mang tính địa phương của quận hoặc tỉnh cũ.

Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Thiên Luật Phát

Có thể thấy, việc thay đổi giấy phép kinh doanh là một quá trình khá phức tạp. Với những doanh nghiệp chưa có đội ngũ chuyên môn cao về am hiểu pháp lý doanh nghiệp thì sẽ gặp không ít những khó khăn. Cũng chính vì thế mà những đơn vị tư vấn pháp lý doanh nghiệp như Thiên Luật Phát chính là một giải pháp hữu hiệu, giúp doanh nghiệp của bạn gỡ bỏ mọi thủ tục rắc rối trong thời gian sớm nhất.

Nhiệm vụ của Thiên Luật Phát

Thiên Luật Phát tự tin cam kết hoàn thành các thủ tục đổi giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất cho bạn.

  • Soạn thảo thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Soạn quyết định, biên bản họp của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), của đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên) về những sửa đổi trong điều lệ công ty;
  • Thay mặt doanh nghiệp nộp hồ sơ thay đổi giấy phép và nhận kết quả tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ khắc dấu và xin cấp chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới (đối với những công ty thay đổi địa chỉ khác quận, tên hoặc loại hình công ty);
  • Bàn giao giấy phép kinh doanh mới và con dấu (nếu có) tận nơi

Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị khi sử dụng Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh của Thiên Luật Phát

1. Bản chụp/scan GPKD (bản chính hoặc photo);

2. Những thông tin dự kiến thay đổi trên GPKD

Trên thực tế, nếu không sử dụng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại, bạn cần phải tự chuẩn bị khá nhiều giấy tờ như chúng tôi đã đề cập ở trên. Vì vậy lựa chọn dịch vụ này là 1 cách tối ưu cho doanh nghiệp.

Chúng tôi nhận tư vấn, chuẩn bị hồ sơ và thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước về các đầu mục thay đổi đăng ký doanh nghiệp như:

  • Dịch vụ thay đổi tên công ty
  • Dịch vụ thay đổi địa chỉ trụ sở
  • Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ
  • Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật
  • Dịch vụ thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh
  • Dịch vụ thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn trong công ty
  • Dịch vụ thay đổi các thông tin đăng ký và nộp thuế
  • Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Dịch vụ tư vấn cho khách hàng các thủ tục sau khi thay đổi giấy phép kinh doanh

Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan đến chủ đề thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp vấn đề về loại thủ tục này, hãy liên hệ ngay với Thiên Luật Phát. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, cùng đội ngũ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp, dịch vụ thành lập công ty TPHCM của chúng tôi chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Websitehttps://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *