Trước khi thành lập công ty, tổ chức, cá nhân cần phải nắm những điều kiện thành lập doanh nghiệp để thực hiện theo đúng quy định. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những điều kiện khác nhau nhưng đều dựa trên các nguyên tắc chung. Trong bài viết này, hãy cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu về điều kiện để thành lập doanh nghiệp trước khi mở công ty nhé!
Nội dung bài viết
Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Khi một cá nhân, tổ chức muốn mở công ty thì phải là đối tượng được quyền thành lập doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định của khoản 2, Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014, tất cả cá nhân, tổ chức đều được quyền thành lập và quản lý công ty tại Việt Nam trừ các trường hợp sau:
- Đơn vị vũ trang nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh thu lợi riêng cho đơn vị, cơ quan mình;
- Viên chức, công chức hoặc cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp thuộc Công an nhân dân Việt Nam, ngoại từ những người được cử làm nhiệm vụ đại diện theo theo uỷ quyền để quản lý vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong công ty mà Nhà nước sở hữu, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa đủ tuổi thành niên; người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở bắt buộc; chấp hành hình phạt tù; người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ, làm một công việc cụ thể có liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án.
- Cá nhân giữ chức vụ quản lý của công ty đã bị tuyên bố phá sản mà có hành vi cố ý vi phạm quy định liên quan thì sẽ bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp trong thời hạn 03 năm (quy định tại khoản 3, Điều 130 Luật Phá sản 2014).
- Cá nhân giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần (điểm b, khoản 2, Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).
Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh
Theo quy định pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải kinh doanh các ngành, nghề không bị cấm đầu tư kinh doanh. Điều này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:
Hãy chú ý rằng, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã quy định rất rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp và đề cập những ngành, nghề được phép kinh doanh.
Luật cũ quy định (Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2005, điều kiện kinh doanh là yêu cầu các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh trong ngành, nghề cụ thể, được thể hiện thông qua:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy chứng nhận đạt đủ chuẩn điều kiện kinh doanh theo quy định pháp luật.
- Chứng chỉ hành nghề.
- Chứng nhận về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.
- Các yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Luật Doanh nghiệp 2005 yêu cầu người quản lý phải nộp bản sao chứng chỉ hành nghề và xác nhận phần vốn pháp định ngay trong thời điểm đăng ký kinh doanh.
Từ đó có thể thấy, điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có nhiều quy định “chồng chéo” với điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Thế nhưng, vấn đề này đã được Luật Doanh nghiệp 2013 cải thiện bằng cách loại bỏ, cụ thể là các điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện sẽ được thực hiện theo quy định trong Luật Đầu tư mới nhất.
Các tổ chức, cá nhân có thể thành lập doanh nghiệp trước, chỉ trong trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện thì mới phải thoả mãn các quy định về điều kiện kinh doanh tương ứng.
Tóm lại, nếu ngành, nghề mà doanh nghiệp của bạn đăng ký không thuộc những ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo Điều 6 Luật Đầu tư thì doanh nghiệp được phép đăng ký thành lập.
Điều kiện về tên doanh nghiệp dự kiến thành lập
Khi thành lập công ty, người sáng lập cũng phải chú ý đến tên doanh nghiệp mà bạn dự kiến thành lập. Theo quy định tại Điều 38 – Điều 42 Luật Doanh nghiệp, tên doanh nghiệp tự kiến thành lập phải tuân theo quy định pháp luật.
Cụ thể là tên doanh nghiệp phải viết bằng tiếng Việt, được phép kèm theo chữ số, ký hiện, bao gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp không nằm trong những điều cấm như sau:
- Không được đặt tên trùng hoặc tên có khả năng gây nhầm lẫn với tên của một doanh nghiệp nào khác đã đăng ký trước đó.
- Không được phép sử dụng tên cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ lực lượng nhân dân, tổ chức chính trị – xã hội để làm một phần hoặc toàn bộ tên riêng của doanh nghiệp mình, trừ trường hợp đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chấp thuận.
- Cấm hành vi sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc nhằm đặt tên riêng cho doanh nghiệp.
Để thực hiện theo quy định pháp luật, trước khi đăng ký kinh doanh, các nhà sáng lập nên chọn ra một số tên doanh nghiệp dự kiến, sau đó tham khảo tên các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm để khách hàng, đối tác liên lạc của doanh nghiệp đó.
Quy định cụ thể như sau: Địa chỉ trụ sở chính phải có đầy đủ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc xóm, thôn, ấp, phường, xã, huyện, thị trấn, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có số điện thoại liên hệ, số fax và email (nếu có).
Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, người quản lý cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 15 Điều 4 của Luật này. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người thành lập doanh nghiệp phải kê khai các nội dung trong hồ sơ đăng ký một cách trung thực, chính xác. Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ.
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà người sáng lập mong muốn, thành phần hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ khác nhau.
Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Lệ phí này có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản ngân hàng của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho người nộp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Quy định từ ngày 20/9/2019, lệ phí đăng ký doanh nghiệp phải nộp khi: Cấp lại, cấp mới, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm hoạt động của doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư số 47/2019/TTT-BTC.
Bài viết trên, Thiên Luật Phát đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin về điều kiện thành lập doanh nghiệp. Để thành lập thành công một công ty, người quản lý cần phải tìm hiểu kỹ các quy định về quy trình cũng như điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn đang loay hoay không biết làm thế nào để thành lập doanh nghiệp cho riêng mình, hãy tham khảo dịch vụ pháp lý tại Thiên Luật Phát – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, công ty uy tín, chất lượng và đảm bảo thành công 100%. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 0888 779 086 – Nhánh 1 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: ketoan@thienluatphat.com
- Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh