Nội dung bài viết
1. Khái niệm Công ty TNHH Một Thành Viên
Khoản 1, Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: “Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”
>> Xem thêm: Cung Thiên Luật Phát tham khảo các điều kiện thành lập công ty tnhh
1.1. Ưu điểm của công ty TNHH một thành viên
- Giảm thiểu rủi ro cho chủ sở hữu công ty do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp.
- Công ty TNHH Một Thành Viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty TNHH Một Thành Viên có quyền góp vốn, mua cổ phần trong các loại hình công ty TNHH, hợp danh, cổ phần. Hoặc tăng vốn điều lệ qua nhiều hình thức.
- Chủ sở hữu công ty toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, dễ dàng quản lý kinh doanh.
- Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.
>> Có thể bạn cũng quan tâm đến quyền lợi của KH khi đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Thiên Luật Phát
1.2. Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên
- Việc huy động vốn có phần hạn chế hơn so với loại hình Công ty Cổ Phần do không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
- Trường hợp Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên là tổ chức, việc quản lý hoạt động công ty TNHH một thành viên sẽ khó hơn quản lý doanh nghiệp tư nhân.
2. Khái niệm doanh nghiệp tư nhân
Điều 188, Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ:
“Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
1.1. Ưu điểm
- Chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn và không cần phải thông qua ý kiến của người khác.
- Tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn đối bằng tài sản cá nhân.
1.2. Nhược điểm
- Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân duy nhất, và không được là chủ hộ kinh doanh, hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Huy động vốn gặp nhiều khó khăn do không có tư cách pháp nhân.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong các công ty cổ phần, công ty hợp danh hay công ty TNHH.
Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh nên có tính rủi ro cao.
Thông tin tham khảo cùng chủ đề:
- Chi phí thành lập công ty theo quy định hiện hành
3. So sánh công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân
Để dễ dàng chọn lựa loại hình tối ưu nhất, đồng thời trả lời được câu hỏi “nên thành lập công ty TNHH Một Thành Viên hay Doanh nghiệp tư nhân?”, hãy cùng Thiên Luật Phát so sánh hai hình thức doanh nghiệp này.
3.1. Giống nhau
- Nếu chuyển nhượng toàn bộ vốn thì phải thay đổi chủ sở hữu.
- Đều là những doanh nghiệp do một chủ sở hữu thành lập.
- Không được phát hành cổ phần.
- Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ.
3.2. Khác nhau
Yếu tố | Công ty TNHH MTV | Doanh nghiệp tư nhân |
Khái niệm |
|
|
Chủ sở hữu |
|
|
Vốn góp |
|
|
Hạn chế quyền hành |
|
|
Tư cách pháp nhân |
|
|
Trách nhiệm |
|
|
Cơ cấu tổ chức |
|
|
Dựa vào những thông tin trên, có thể thấy được mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng. Do đó, việc nên thành lập công ty TNHH Một Thành Viên hay doanh nghiệp tư nhân còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí như điều kiện thực tế của chủ sở hữu, lĩnh vực cũng như tính chất ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Theo phân tích cho thấy, công ty TNHH Một Thành Viên được nhiều người lựa chọn do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Nổi bật nhất là có thể toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty nên có thể đưa ra quyết định nhanh chóng, ít tốn kém thời gian.
Ngoài ra, mức độ rủi ro cũng thấp hơn nhiều so với loại hình doanh nghiệp tư nhân. Vì công ty TNHH Một Thành Viên có tư cách pháp nhân, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình.
Với những ưu điểm này, không ngạc nhiên gì khi công ty TNHH Một Thành Viên được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu thực tế mà mỗi cá nhân có những lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi nên thành lập công ty TNHH Một Thành Viên hay doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu cần cân nhắc đến điều kiện thực tế hiện nay và các ưu nhược điểm của từng loại hình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến loại hình doanh nghiệp cũng như các thủ tục thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với Thiên Luật Phát. Chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý doanh nghiệp, đảm bảo sẽ làm hài lòng quý khách với gói dịch vụ Thành lập công ty nhanh chóng, chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí nhất cho khách hàng.