Thủ tục thành lập công ty con: hướng dẫn chi tiết mới nhất

Bài viết được cập nhật mới nhất: 05/02/2024
thủ tục thành lập công ty con

Luật doanh nghiệp cập nhật năm 2020 có một số thay đổi trong yêu cầu về thủ tục thành lập công ty con. Hãy cùng Thiên Luật Phát cập nhật ngay bây giờ để hoàn tất thủ tục nhanh chóng và chính xác nhất!

thủ tục thành lập công ty con

Khái niệm về công ty con

Công ty mẹ và công ty con là gì?

Trước khi tìm hiểu vể thủ tục thành lập công ty con, bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm: công ty mẹ và công ty con. Cụ thể:

Công ty mẹ là công ty sở hữu trên 50% tổng số vốn điều lệ áp dụng với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc sở hữu trên 50% cổ phần phổ thông áp dụng với loại hình công ty cổ phần.

Công ty mẹ hoàn toàn có quyền ra quyết định bổ nhiệm các chức danh quan trọng của công ty như: Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng thành viên. Bên cạnh đó, công ty mẹ còn có quyền ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung điều lệ cho công ty.

công ty con là gì
Công ty con là gì?

Công ty con là công ty được  một công ty khác góp trên 50% số vốn, công ty con chỉ có thể thuộc sở hữu của một công ty mẹ nhưng công ty mẹ có thể có nhiều công ty con. Theo Khoản 2 điều 189 Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty con không được phép mua cổ phần của công ty mẹ dưới bất cứ hình thức nào.

Đồng thời, các công ty con thuộc cùng một công ty mẹ sẽ không được cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp nếu công ty mẹ sở hữu từ 65% vốn nhà nước.

Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con

Theo điều 196 quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con được quy định như sau:

  • Công ty mẹ thực hiện toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nghiệm của mình với công ty con trên tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông đối với công ty cổ phần theo quy định được quy định trong luật doanh nghiệp 2020.
  • Toàn bộ hợp đồng, giao dịch giữa công ty mẹ và công ty con phải được thực hiện tách biệt theo điều kiện áp dụng với chủ thể pháp lý độc lập. Công ty mẹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý nếu xảy ra bất cứ vấn đề nào có liên quan.
  • Trong trường hợp công ty mẹ gây thiệt hại cho công ty hoặc ép buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh đã đăng ký, hoặc gây thiệt hại cho công ty con dưới bất kỳ hình thức nào, công ty mẹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với thiệt hại gây ra cho công ty con. Một vài lưu ý trong trường hợp này:
  • Công ty mẹ và người quản lý công ty mẹ sẽ cùng phải gánh vác trách nhiệm về khoản bồi thường thiệt hại.
  • Nếu công ty mẹ không đền bù cho công ty con thì toàn bộ thành viên, cổ đông trong công ty con phải có trách nghiệm yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại.

Xem thêm video về thủ tục thành lập công ty con bên dưới

Nếu bạn muốn được Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại TPHCM hay mở thêm công ty con. Thiên Luật Phát luôn sẵn sàng giải quyết mọi khúc mắc và khó khăn của bạn!

Công ty thành viên có phải là công ty con?

Khái niệm: Công ty thành viên là công ty bị một công ty khác nắm giữ dưới 50% cổ phần. Một công ty thành viên có thể là thành viên của nhiều công ty khác, tuy nhiên nó chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty.

Chính vì vậy, công ty thành viên chính là công ty con của một công ty khác nhưng cũng có thể là thành viên của nhiều công ty cùng lúc.

Lý do nên thành lập công ty con

Công ty con đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ. Các công ty có đặc trưng kinh doanh nhiều ngành nghề nên thành lập công ty con để dễ dàng kiểm soát lợi nhuận thu được và chi phí cho từng hạng mục kinh doanh.

Việc thành lập công ty con sẽ giúp công ty mẹ tách biệt được từng lĩnh vực, dễ dàng quản lý cũng như đầu tư trang thiết bị, máy móc để công ty con phát triển chuyên sâu và ổn định nhất.

Đồng thời, với các công ty không kinh doanh đa ngành cũng nên thành lập công ty con ở cùng lĩnh vực. Điều này nhằm mục đích kích thích sự cạnh tranh giữa các công ty con, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con nói riêng và công ty mẹ nói chung.

Thủ tục thành lập công ty con ngày nay vô cùng đơn giản, đặc biệt nó mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty kinh doanh đa ngành hay không đều nên thành lập công ty con.

tại sao cần thành lập công ty con
Thành lập công ty con đạt được nhiều lợi ích cho công ty mẹ

Điều kiện để thành lập công ty con

Thủ tục thành lập công ty con yêu cầu tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các đối tượng được quy định tại điều 18 Luật Doanh nghiệp sẽ không được thực hiện thành lập công ty: Công chức nhà nước, cán bộ, sĩ quan, quân nhân, người chưa đủ tuổi vị thành viên, người bị hạn chế năng lực hành vi nhân sự,..
  • Công ty mẹ phải nắm giữ trên 50% cổ phần phổ thông của công ty con
  • Có đầy đủ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tương ứng cho từng loại hình công ty theo quy định trong Luật doanh nghiệp.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty con

điều kiện thành lập công ty con
Điều kiện hồ sơ thành lập công ty con gồm những gì?

Thủ tục thành lập công ty con yêu cầu tương tự như thủ tục thành lập doanh nghiệp. Điểm khác duy nhất là cần có một cổ đông của công ty mẹ góp trên 50% số vốn vào công ty con này. Hồ sơ thành lập công ty con bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông trong công ty
  • Điều lệ chi tiết của công ty
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ nếu người đi nộp giấy đề nghị không phải là người đại diện pháp luật của công ty
  • Các hồ sơ khác tùy vào loại hình công ty mẹ
  • Một bản giấy phép kinh doanh của công ty mẹ được công chứng
  • Giấy tờ chứng thực của cá nhân người được công ty mẹ cử đi góp vốn

Một số mẫu văn bản có sẵn mà Thiên Luật Phát cung cấp, doanh nghiệp có thể tải về tại đây

Quy trình thành lập công ty con 

Quy trình thành lập công ty con được chia thành 3 bước: Nộp hồ sơ, thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, nhận kết quả.

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Chuẩn bị các hồ sơ đã nêu tại mục 5 và nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Hoặc, nộp trực tiếp hồ sơ qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2: Thời gian tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trong thời gian này, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo tới cá nhân, cơ quan đăng ký thành lập công ty con để cập nhật và sửa đổi.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ giải quyết trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và trả kết quả hồ sơ hợp lệ

Bước 3: Nhận kết quả

Khi đến phòng đăng ký kinh doanh nhận kết quả, người đại diện theo pháp luật của công ty cần đem thao giấy biên nhận giải quyết hồ sơ đã được phát khi hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty con. Nếu người nhận kết quả không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì cần có giấy ủy quyền và nộp bản sao hợp lệ bao gồm:

  • Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam
  • Hộ chiếu nước ngoài hoặc các giấy tờ chứng thực có giá trị pháp lý tương đương đối với người nước ngoài.

Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ thành lập công ty con

Địa điểm nộp hồ sơ thành lập công ty con là Phòng đăng ký kinh doanh tại Quận hoặc thành phố trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Sau 3 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ, doanh nghiệp sẽ được nhận Giấy phép kinh doanh của công ty con nếu hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là toàn bộ các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty con mà Thiên Luật Phát gửi đến bạn. Để đăng ký dịch vụ thành lập công ty trọn gói, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hoàn tất thủ tục nhanh chóng nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Websitehttps://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Danh mục các dịch vụ liên quan:

Thành lập công ty cầm đồ

Thành lập công ty ngành khách sạn

Thành lập công ty ngành thẩm mỹ

Thành lập trường mầm non tư thục

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Thành lập công ty sản xuất phim

Thành lập công ty ngành dược phẩm

Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại việt nam

Thành lập công ty ngành hoạt động thể thao

Thành lập công ty bất động sản

Nguyễn Tấn Phúc

CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ thành lập công ty.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *