Quy định về thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp xã hội

Bài viết được cập nhật mới nhất: 06/02/2024
quy định về doanh nghiệp xã hội
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội có phức tạp không? Điều kiện để thành lập mô hình doanh nghiệp này như thế nào? Các giấy tờ gì cần chuẩn bị? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời rõ ràng trong bài viết, giúp bạn có cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về loại hình doanh nghiệp này. Từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, nguồn vốn để thành lập mô hình doanh nghiệp xã hội.

thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội là kiểu doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích xã hội, môi trường

Doanh nghiệp xã hội có thể hiểu đơn giản là mô hình doanh nghiệp hoạt động không nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp này thành lập để giải quyết một vấn đề mà doanh nghiệp theo đuổi, hướng đến cộng đồng và lợi ích chung cho toàn xã hội.

Trước khi tìm hiểu chi tiết về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, bạn cần nắm rõ 3 hình thức cơ bản của mô hình doanh nghiệp này:

  • Hình thức phi lợi nhuận gồm có các hiệp hội, tổ chức, nhóm tình nguyện, trung tâm của người khuyết tật, người chung sống với bệnh HIV/AIDS,…
  • Hình thức có lợi nhuận: Đây là mô hình kinh doanh không đặt nặng vấn đề tài chính hay bị chi phối về lợi nhuận dù có lợi nhuận. Thay vào đó, doanh nghiệp chú trọng việc chia sẻ các dự án liên quan đến xã hội, môi trường và cộng đồng. Phần lớn lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sử dụng cho mục đích tái đầu tư hoặc trợ cấp cho các hoạt động kể trên.
  • Hình thức doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Đây là kiểu doanh nghiệp do các tổ chức hay cá nhân đứng ra thành lập, kết hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội. Loại hình doanh nghiệp này thường hoạt động dưới các hình thức của Công ty Cổ phần hay Công ty TNHH. Phần lợi nhuận thu được chủ yếu để mở rộng phát triển xã hội hoặc  sử dụng tái đầu tư.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp xã hội

Trước khi đi sâu vào các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội, bạn cần nắm rõ những điều kiện cơ bản để thành lập loại hình doanh nghiệp này, cụ thể:

  • Doanh nghiệp xã hội phải là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, xã hội và các lợi ích cộng đồng.
  • Doanh nghiệp sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để thực hiện tái đầu tư, phục vụ giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường như đã đăng ký trước đó.
mô hình doanh nghiệp xã hội
Để thành lập được doanh nghiệp này, bạn cần đáp ứng điều kiện về mục tiêu hoạt động, cam kết lợi nhuận,…

>>> Các thủ tục và điều kiện pháp lý nào đang là khó khăn đối với doanh nghiệp của bạn? Hãy để Thiên Luật Phát hỗ trợ và giải quyết ngay mọi khó khăn đó giúp bạn. Mời tham khảo ngay dịch vụ thành lập công ty trọn gói HCM!

Hồ sơ, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội

1 bộ hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ được liệt kê sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hợp pháp.
  • Điều lệ quy định của công ty, cần có đầy đủ chữ ký của những người tham gia thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên trong công ty hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH  hai thành viên trở).
  • Giấy ủy quyền hợp pháp cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện pháp luật của công ty nộp hồ sơ).
  • Bản sao hộ chiếu, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân không quá 6 tháng còn hiệu lực của các cổ đông sáng lập, các thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật và người được ủy quyền đi nộp hồ sơ.

Ngoài ra, để thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm các hồ sơ sau:

  • Bản cam kết nêu rõ việc thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường.
  • Quyết định của doanh nghiệp thông qua những nội dung thể hiện trong bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp chi tiết của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Chủ sở hữu công ty hoặc HĐTV hoặc Chủ tịch công ty với công ty TNHH một thành viên khi thông qua nội dung bản cam kết thực hiện các về môi trường và xã hội.
quy định về doanh nghiệp xã hội
Nhà đầu tư cần chuẩn bị đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Nơi nộp và giải quyết hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội 

  • Người chủ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xã hội hoặc những người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ ở cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh – nơi mà doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chính.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp xã hội theo thủ tục và trình tự được quy định tại Luật doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ:
  • Hồ sơ đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành cập nhật thông tin cam kết thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường vào hồ sơ doanh nghiệp và tiến hành công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp xã hội.
  • Hồ sơ chưa đủ điều kiện: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo bằng văn bản, nêu rõ tất cả lý do và đưa ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cụ thể để doanh nghiệp biết.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội không quá phức tạp

Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội 

Ưu điểm của doanh nghiệp xã hội 

  • Doanh nghiệp xã hội được quyền huy động và nhận tài trợ dưới nhiều hình thức khác nhau từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài nhằm bù đắp chi phí vào việc quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, được tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp chứng chỉ, giấy phép và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Doanh nghiệp xã hội có cơ hội tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc những hỗ trợ kỹ thuật đến từ các cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài hoặc các cá nhân đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội và môi trường.
  • Được nhiều chính sách ưu đãi về thuế. Nhưng mỗi ngành, nghề và lĩnh vực doanh nghiệp xã hội hoạt động sẽ có những chính sách ưu đãi khác nhau.
thành lập doanh nghiệp xã hội
Bạn cần cân nhắc kỹ ưu nhược điểm khi quyết định thành lập doanh nghiệp xã hội

Nhược điểm doanh nghiệp xã hội 

  • Ngoài những doanh nghiệp xã hội hoạt động tích cực vẫn có số ít những doanh nghiệp tổ chức, cá nhân lợi dụng niềm tin từ các nhà tài trợ, nhà hảo tâm nhằm kêu gọi tài trợ. Điều này làm giảm đi uy tín của các doanh nghiệp.
  • Hiện tại, những quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp xã hội còn ít và chưa chặt chẽ. Vì thế, những doanh nghiệp muốn  thành lập hoặc chuyển đổi sang loại hình này còn thường bỡ ngỡ, lo lắng, chưa biết cách vận hành doanh nghiệp sao cho kết hợp hài hòa hoạt động kinh doanh và thực hiện các mục tiêu xã hội.
  • Đa phần các doanh nghiệp xã hội được thành lập từ các cá nhân nhằm phục vụ xã hội nên vốn đầu tư ban đầu thường là vốn tự đóng góp với quy mô nhỏ nên khả năng tiếp cận và huy động nguồn vốn đầu tư thương mại còn hạn chế.

Trên đây là điều kiện, quy trình và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội mà nhà đầu tư cần biết. Ngoài ra, khi thành lập loại hình doanh nghiệp này, bạn cần cân nhắc kỹ ưu và nhược điểm của doanh nghiệp xã hội để có sự chuẩn bị chu đáo.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Danh mục các dịch vụ liên quan

Thành lập công ty cầm đồ

Thành lập trường mầm non tư thục

Thành lập công ty ngành thẩm mỹ

Thành lập công ty ngành khách sạn

Thành lập công ty con

Thành lập công ty sản xuất phim

Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại việt nam

Thành lập công ty bất động sản

Thành lập công ty ngành hoạt động thể thao

Thành lập công ty ngành dược phẩm

Nguyễn Tấn Phúc

CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ thành lập công ty.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *