Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất

Bài viết được cập nhật mới nhất: 06/02/2024
chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định rõ trong Thông tư 132/2018/TT-BTC, thông tư mới có các điều sửa đổi và bổ sung mà doanh nghiệp cần nắm để đảm bảo quyền lợi cho chính doanh nghiệp mình. Dưới đây là toàn bộ những điều doanh nghiệp cần nắm rõ

chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Tiêu chí xác định cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Để cập nhật những thông tin trong quy định về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, trước hết doanh nghiệp cần hiểu rõ về những tiêu chí xác định doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, hợp tác xã, công ty đại chúng, liên hiệp hợp tác xã. Doanh nghiệp vừa và nhỏ phân loại theo quy mô doanh nghiệp thì bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.

Theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp được xếp vào loại siêu nhỏ khi thỏa mãn những điều kiện sau đây:

  • Là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội dưới 10 người, đồng thời tổng doanh thu hàng năm của công ty dưới 10 tỷ và tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ.
  • Những doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội dưới 10 người. Doanh thu hàng năm của công ty dưới 3 tỷ và tổng nguồn vốn dưới 3 tỷ.

doanh nghiệp siêu nhỏ

Áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN dựa trên phương pháp tính trên thu nhập tính thuế được quy định cụ thể tại chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể nộp thuế TNDN tỷ lệ % doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại thông tư 133/2016/TT-BTC được ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính tùy theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
  • Lưu ý: Doanh nghiệp siêu nhỏ phải áp dụng chế độ kế toán nhất quán trong vòng 01 năm tài chính. Doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi chế độ kế toán ở thời điểm đầu năm tài chính kế tiếp.
  • Đơn vị tiền tệ không kế toán là Đồng Việt Nam, các đơn vị thu chi bằng đồng ngoại tệ phải chọn chỉ một đơn vị tiền ngoại tệ để ghi sổ kế toán.
  • Khi bổ sung hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1 cấp 2 về tên, ký hiệu, phương pháp hạch toán và nội dung phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
  • Những tài toàn không có tài khoản cấp 2 cấp ba trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 theo thông tư 133 hướng dẫn doanh nghiệp mở tài khoản.

>>> Xem thêm video dưới đây để hiểu rõ về chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ:

Biểu mẫu, chứng từ và sổ sách kế toán

Để dễ dàng trong quá trình quản lý cũng như điều chỉnh sổ sách kế toán, doanh nghiệp siêu nhỏ được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình. Biểu mẫu, sổ sách và chứng từ kế toán đều phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và dễ kiểm soát và phù hợp với chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.

Chứng từ kế toán

Quy định về chứng từ kế toán được ghi rõ tại Điều 4, thông tư 132/2018/TT-BTC, như sau:

  • Nội dung lập và ký chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định cụ thể tại Điều 16, 17, 18, 19 Luật Kế Toán.
  • Nội dung, hình thức hóa đơn, trình tự lập, quản lý và sử dụng hóa đơn (bao gồm cả hóa đơn điện tử) được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thuế.
  • Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán được thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán tại phụ lục 1 Thông tư 132/2018/TT-BTC.

Sổ sách kế toán

  • Nội dung sổ kế toán, hệ thống sổ kế toán, trình tự mở sổ, ghi sổ, khóa sổ, lưu trữ và sửa chữa sổ kế toán đối với doanh nghiệp siêu nhỏ được quy định tại Điều 24, 25, 26, 27 Luật Kế toán.
  • Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán được thì có thể áp dụng biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán tại Thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Sổ sách kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất chi tiết từng tài khoản, tính số tồn tại quỹ; sổ sách kế toán phải được kế toán mở sổ ghi chép hàng ngày.
  • Kế toán thực hiện tính toán bên nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao thực tế, bên có áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế. Tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ đều phải đổi ra theo nguyên tệ theo thông tư số 133/TT-BTC.
  • Kế toán ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định gì khi doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có.
  • Khi lập báo cáo tài chính, số dư ngoại tệ phải được chuyển đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp thường xuyên giao dịch.
  • Sổ ghi kế toán phải báo cáo và phản ánh chi tiết từng Tài khoản kế toán cụ thể theo thông tư 133.

Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán

Việc lựa chọn đơn vị tiền tệ khi áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ là trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ thu, chi bằng đồng nguyên tệ và đồng ngoại tệ theo quy định của Luật kế toán. Việc lựa chọn và đưa ra quyết định chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

đơn vị tiền tệ trong chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Đơn vị tiền tệ ảnh hưởng lớn đến các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ, vì chúng thể hiện giá niêm yết và giá thanh toán. Những khoản chi cho nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí nhân công, mua hàng hóa, dịch vụ đều sử dụng đơn vị tiền tệ trong thanh toán để chi.

Do đó, đơn vị tiền tệ trong kế toán rất quan trọng, để đưa ra lựa chọn đơn vị tiền tệ nào bạn cần dựa vào những yếu tố sau:

  • Xem xét đơn vị tiền tệ khi phát hành cổ phiếu, trái phiếu có thuận lợi không? Để dễ dàng huy động nguồn lực tài chính cho công ty.
  • Tất cả các hoạt động thu, chi các giao dịch, sự kiện có liên quan đến đồng tiền thanh toán đều phải cân nhắc. Tính toán điểm lợi và hại của một đơn vị tiền tệ, sự kiện, giao dịch nào là trọng và thứ yếu; kết hợp các yếu tố để đưa ra quyết định.
  • Cần quan tâm và chú ý đến các đơn vị tiền tệ thường xuyên trong hoạt động kinh doanh và tích trữ.

Thay đổi đơn vị tiền tệ

Doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ khi các hoạt động quản lý và kinh doanh bị thay đổi dẫn đến đồng tiền kế toán trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn điều khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Đơn vị được thay đổi khi bắt đầu niên độ kế toán mới, việc ghi sổ kế toán chỉ áp dụng đơn vị mới khi đã bắt đầu. Khi thay đổi đơn vị tiền tệ doanh nghiệp phải thông báo lên cơ quan thuế quản lý thực tiếp chậm nhất là 10 ngày làm việc từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.

Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp cho cơ quan thuế, cơ quan kinh doanh và cơ quan Thống kê ít nhất trước 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Ngoài ra, những doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải nộp báo cáo tài chính hàng năm cho Ban quản lý khu khi được yêu cầu.

Bộ máy tổ chức kế toán trưởng hoặc người làm kế toán

Thông tư 132/2018/TT-BTC có quy định chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, bộ máy tổ chức kế toán trưởng hoặc người làm kế toán mà không cần có kế toán trưởng. Bộ máy tổ chức kế toán trong doanh nghiệp không vi phạm quy định tại Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

bộ máy kế toán trong doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp không cần có bộ máy tổ chức kế toán có thể thuê đơn vị kế toán, dịch vụ kế toán từ các công ty kế toán theo quy định của pháp luật. Những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán đủ điều kiện sẽ được Bộ Tài chính cập nhật danh sách định kỳ trên Cổng thông tin điện tử.

Thuế suất dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Thuế môn bài không áp dụng với các doanh nghiệp siêu nhỏ; doanh nghiệp có tổng doanh thu dưới 3 tỷ đồng, có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội dưới 10 người sẽ áp dụng mức thuế suất là 15%.

Những doanh nghiệp có doanh thu từ 3 đến 50 tỷ đồng, có số người tham gia lao động có bảo hiểm xã hội bình quân trên năm dưới 100 áp dụng mức thuế suất 17%. Doanh nghiệp siêu nhỏ được hưởng ưu đãi trong thuế suất, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định để dành quyền lợi cho doanh nghiệp mình.

Trên đây là toàn bộ bài viết “Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ mới nhất”. Hy vọng những chia sẻ hữu ích vừa rồi của Thiên Luật Phát đã giúp bạn có thêm thông tin cho doanh nghiệp nhỏ của mình.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Thành Luân

Ông Nguyễn Thành Luân trước khi làm việc tại Thiên Luật Phát đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán - thuế tại công ty TNHH DV TV Việt Việt Mỹ. Thực hiện cung cấp các dịch vụ về thuế cho khách hàng với nhiều loại hình công ty khác nhau.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *