Chuyên viên tư vấn
Thuế là gì? Khái niệm và đặc điểm của thuế

Thuế là gì? Đặc điểm cơ bản của thuế? Vai trò của thuế và phân loại thuế. Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu tất cả các thông tin về thuế trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết

Thuế là gì?
Thuế là gì?
Thuế là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế. Các khái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học. Trong đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là:
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là: “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
Từ 2 khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đặc điểm của thuế
Thuế là khoản thu bắt buộc vào ngân sách Nhà nước
- Thuế là khoản bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân. Dù muốn hay không, khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước.
- Đối với người thu thuế: khi thay mặt nhà nước tiến hành thu thuế phải thực hiện thu thuế đúng chủ thể, bất kỳ tổ chức hay cá nhân đã đủ điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế. Không được phép lựa chọn có thu thuế hay không thu thuế với bất cứ chủ thể nào và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
Thuế thể hiện quyền lực nhà nước
Sự ra đời của thuế gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Nếu không có thuế, nhà nước không có đủ điều kiện tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế. Chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì thuế mới đảm bảo thực hiện thu thuế một cách hiệu quả nhất, tạo lập được ngân sách quốc gia.
Thuế không hoàn trả trực tiếp và không mang tính đối giá
Tính không đối giá của thuế thể hiện ở điểm: bất kỳ chủ thể nào miễn đủ điều kiện nộp thuế theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
Các chủ thể nộp thuế về ngân sách nhà nước, nhà nước lấy ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường,… và mọi người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong đó có chủ thể nộp thuế. Vì vậy thuế thường không hoàn trả trực tiếp.
Vai trò của thuế
- Thuế tạo nguồn thu ngân sách nhà nước, được xem là khoản thu quan trọng nhất trong xã hội, có tính ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoảng thu này càng lớn. Vì vậy, nếu không có thuế thì nhà nước không thể hoạt động vững mạnh.
- Là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: thuế góp phần thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm kê, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát triển trong kế hoạch do nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.
- Có chức năng điều tiết nền kinh tế quốc dân. Hai mặt trong nền kinh tế mà thuế tham gia điều tiết là: kích thích và hạn chế. Nhà nước thông qua các chính sách thuế để tác động lên cung cầu nhằm điều chỉnh chu kỳ kinh tế – đặc trưng của nền kinh tế thị trường.
- Đảm bảo công bằng xã hội: nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa công cộng.
Phân loại thuế
Phân loại thuế theo hình thức
Thuế trực thu là thuế khấu trừ trực tiếp từ thu nhập, lợi ích của cá nhân hoặc tổ chức kinh tế. Các loại thuế trực thu phổ biến như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng quyền sở hữu đất.
Thuế gián thu là thuế do các nhà sản xuất, doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ nộp cho nhà nước thông qua việc bán hàng hóa, sản phẩm có bao gồm thuế trong giá bán cho người tiêu dùng. Các loại thuế gián thu thường gặp như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Phân loại thuế theo tính chất hành chính
- Thuế nhà nước (quốc gia): nộp vào ngân sách nhà nước.
- Thuế địa phương: nộp vào ngân sách chính quyền địa phương.
Cách phân loại thuế theo tính chất hành chính được sử dụng trong kế toán quốc gia, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng.

Phân loại thuế để dễ dàng quản lý
Phân loại thuế theo tính chất kinh tế
- Dựa trên yếu tố kinh tế bị đánh thuế: thuế được chia thành các loại thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập, thuế đánh vào doanh nghiệp.
- Dựa trên phân chia lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế: ví dụ như thuế đánh vào bất động sản, thuế đánh vào bảo hiểm thuế đánh vào tiết kiệm,…
- Dựa trên yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: gồm các loại thuế đánh vào doanh nghiệp như thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế đánh vào hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ thuế là gì cũng như đặc điểm của thuế hiện nay. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ Thiên Luật Phát để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM