Kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần phải sử dụng đến vốn. Đặc biệt là trong những bước đầu khi mới thành lập, rất nhiều doanh nghiệp sẽ băn khoăn không biết cần bao nhiêu vốn là đủ để thành lập doanh nghiệp? Hãy cùng với Thiên Luật Phát tìm hiểu qua bài viết thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn dưới đây.
Nội dung bài viết
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại điều Điều 183 quy định “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.
Là một trong những loại hình doanh nghiệp đơn giản theo pháp luật Việt Nam quy định. Tuy là mô hình đơn giản mà bạn bỏ qua các vấn đề về pháp liên quan đến doanh nghiệp. Nhất định bạn phải có một số kiến thức nhất định về pháp luật doanh nghiệp. Đặc biệt là về vốn của doanh nghiệp.
Đặc thù doanh nghiệp tư nhân
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay chứng khoán.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp duy nhất. Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là thành viên công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh.
- Không có quyền góp vốn để mở hay mua cổ phần, phần vốn góp trong các công trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần.
- Là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ và các rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp là đại diện luật pháp của doanh nghiệp.
- Chủ doanh nghiệp là bị đơn, nguyên đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trước Tòa án hoặc Trọng tài trong các vấn đề tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn còn tuỳ thuộc vào số vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp. Vốn đầu tư được quy định theo Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
Chủ doanh nghiệp sẽ là người tự đăng ký vốn đầu tư cho chủ doanh nghiệp của mình. Chủ doanh nghiệp phải đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam (VND), ngoại tệ, vàng và các tài sản khác. Đặc biệt với các loại vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại, số lượng và giá trị còn lại.
Tất cả các khoản vốn nếu được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và tài sản, kể cả đó là vốn vay hay tài sản thuê… Sau đó phải thực hiện báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh. Và phải thực hiện việc ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán sau khi tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Quản lý vốn của doanh nghiệp
Đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác thì chủ doanh nghiệp sẽ là người có toàn quyền quyết định.
Khi mở doanh nghiệp tư nhân, Chủ doanh nghiệp có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Nhưng chủ doanh nghiệp vẫn phải là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh lời lỗ của doanh nghiệp.
Từ những chia sẻ trên chúng ta có thể thấy không có câu trả lời nào cho vấn đề thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? Tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn ngành, nghề kinh doanh cho phù hợp. Cùng với các điều kiện khác để bạn có thể đưa ra được mức vốn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Các loại vốn khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Sau đó được công ty đăng ký với sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động của công ty.
Pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân tối thiểu hay tối đa mà công ty cần đóng đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh bình thường.
Vốn pháp định
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà công ty, doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty.
Tức là, khi công ty của bạn thuộc danh sách nhóm ngành nghề kinh doanh bắt buộc phải có vốn pháp định. Thì theo luật, công ty bạn cần có đủ số vốn theo quy định từng ngành nghề kinh doanh khi đó mới có đủ điều kiện hoạt động.
Theo quy định tại khoản 3 nghị định 153/2007/NĐ – CP, vốn pháp định cùng là số tiền tối thiểu để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước, tùy vào vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện mà sẽ có mức vốn khác nhau.
>>> Xem thêm video dưới đây để hiểu rõ hơn về chủ đề thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn:
Vốn ký quỹ
Công ty của bạn cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của công ty và đó được gọi là vốn ký quỹ.
Vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài
Loại vốn này chỉ có những công ty liên quan đến nước ngoài mới cần chú ý. Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này khi tìm hiểu việc mở doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn
Những lưu ý khi lựa chọn vốn cho doanh nghiệp tư nhân
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ ràng rằng. Doanh nghiệp TN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng loại hình doanh nghiệp này không giống như các loại hình doanh nghiệp khác. Chủ doanh nghiệp là người phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động của công ty.
Theo đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về các khoản nợ. Và nghĩa vụ tài chính của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty. Và của cá nhân mình mặc dù không đóng góp vào công ty.
Cá nhân kinh doanh nên xem xét cẩn thận trước khi quyết định mở công ty. Bởi lẽ một khi có sự cố rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp thì bạn là người hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Điều này rất nguy hiểm cho tài sản của người đầu tư. Đặc biệt đối với những người lần đầu khởi nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm.
Trên đây là bài viết thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn của Thiên Luật Phát. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thành lập công ty, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: ketoan@thienluatphat.com
- Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh