Vốn điều lệ đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng rất ít người biết và hiểu về sự ảnh hưởng của loại vốn này lên doanh nghiệp của mình. Vậy nên Thiên Luật Phát sẽ giúp bạn có một các nhìn khái quát về vốn điều lệ thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Đặc điểm của vốn điều lệ
- Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định
- Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau.
Vai trò của vốn điều lệ
- Dùng để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.
- Dùng để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
- Vốn điều lệ còn là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương.
Tài sản góp vốn
Có rất nhiều các hình thức khác nhau để cá nhân hoặc tổ chức có thể lựa chọn góp vốn điều lệ:
- Tiền mặt (VND)
- Tiền mặt bằng ngoại tệ
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sáng chế,…)
- Các tài sản khác có thể được định giá bằng Việt Nam Đồng
Có cần chứng minh vốn điều lệ không?
Khi đăng ký doanh nghiệp, các đơn vị cần phải chứng minh vốn điều lệ và phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung đã kê khai.
Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.
Cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp
Thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông
- Điều lệ công ty
- Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu. Cần lưu ý rằng, khác với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên/cổ đông. Dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đã góp vốn vào công ty hay chưa. Thì tài liệu đó là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.
- Sổ đăng ký thành viên/ cổ đông. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn/ cổ phần/ loại tài sản góp vốn.
- Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
- Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.
Thời hạn góp vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp
Chủ sở hữu/thành viên/cổ đông phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.
Hy vọng thông qua bài viết đã phần nào giúp bạn nắm được những thông tin cơ bản nhất về vốn điều lệ. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vốn điều lệ, hãy liên lạc với Thiên Luật Phát để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: ketoan@thienluatphat.com
- Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh