Hồ Sơ Đăng Ký Thành Lập Công Ty Mới Nhất

Bài viết được cập nhật mới nhất: 06/02/2024
ho so thanh lap cong ty

Bạn có ý định mở công ty và đang bế tắc, đau đầu về các loại thủ tục, giấy tờ hồ sơ thành lập công ty, thì bài viết này sẽ gỡ rối cho bạn tất cả mọi thắc mắc.

Theo quy định luật doanh nghiệp 2014, nhà đầu tư được lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu của mình gồm công ty cổ phần, công ty hợp danh,… Vậy để có bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp đầy đủ thì bài viết dưới đây của Thiên Luật Phát chia sẻ về trọn bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty cần chuẩn bị trước khi quyết định thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp là điều kiện đăng ký kinh doanh cần có để được xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2020;

  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư hướng dẫn số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư 0)
ho so thanh lap cong ty
Trọn bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ nhất

Tổng hợp trọn bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ và chi tiết nhất

Hồ sơ thành lập công ty 1 thành viên (Trường hợp có 1 người góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức)


Hồ sơ đăng kí thành lập công ty TNHH 2 thành viên (từ 2 đến 50 thành viên)


Hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty hợp danh

hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký hồ sơ thành lập công ty

Hồ sơ đăng kí thành lập công ty cổ phần

hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ tư vấn làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thiên Luật Phát

Thủ tục thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần (Phụ lục I-4 Thông tư 02);
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức (Phụ lục I-7 Thông tư 02)
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
  • a) Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân
  • b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác trường hợp người thành lập là tổ chức; Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020)
  • c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  1. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
  2. Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
  3. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác)
  4. Giấy ủy quyền

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  1. Giấy đề nghị đăng ký.
  2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp.

Tải trọn bộ miễn phí tại đây


Các lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

  1. Khi soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú, địa chỉ hiện tại của đại diện pháp luật và các thành viên, cổ đông của công ty đủ 4 cấp: số nhà, tên đường/ thôn/ xóm, xã/ phường/ thị trấn, quận/ huyện/ thị xã, tỉnh/ thành phố.
  2. Tên doanh nghiệp bị trùng, dễ gây nhầm lẫn, địa chỉ không có thực hoặc không được đăng ký (như địa chỉ chung cư), điều chỉnh lại chi tiết ngành nghề,… là những trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hoặc không chấp thuận hồ sơ. Tuy nhiên không khuyến khích tên công ty một đằng, ngành nghề đăng ký kinh doanh một nẻo vì sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp/công ty về sau.

Để tránh hồ sơ bị từ chối, tất cả chữ ký của chủ sở hữu, đại diện pháp luật hay các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải đồng nhất.


Thủ tục và quy trình thực hiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp

hồ sơ thành lập công ty tnhh
Quy trình từ tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty đến khi hoàn thành thủ tục

Đơn vị tiếp nhận hồ sơ 

Hiện nay, hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Sở Khoa học & Đào tạo hoặc nộp online tại Cổng thông tin Quốc gia. Ở các tỉnh (thành phố) lớn như  Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,… chủ yếu áp dụng hình thức nộp qua mạng nhằm tiết kiệm thời gian. Để không tốn công sức đi lại thì bạn nên xác nhận nộp hồ sơ qua cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp được thành lập.

Quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thực hiện quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng gồm 5 bước sau:

– Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập qua Cổng thông tin quốc gia chính thức.

– Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Bước 3: Nhập các thông tin mà hệ thống yêu cầu vào đơn đăng ký kinh doanh.

– Bước 4: Quét và tải tài liệu có đính kèm.

– Bước 5: Ký xác thực và bấm vào nộp hồ sơ.

Người nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng tài khoản đã đăng ký thì người ký xác thực phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh trước đó. Trường hợp nộp hồ sơ bằng chữ ký số thì người xác thực hồ sơ sẽ được đính kèm chữ ký số vào tài khoản.

Thời hạn hoàn thành hồ sơ

Thời hạn hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh là 3 ngày. Trong 3 ngày làm việc, cơ  quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi lại phản hồi cho bạn qua Email đăng ký. Nếu hồ sơ hợp lệ thì người làm đơn chỉ cần in giấy biên nhận và nhận kế quả tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Khoa học & Đào tạo.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì bạn cần chỉnh sửa, bổ sung đúng theo thông báo mà Sở Khoa học & Đào tạo phản hồi lại. Sau khi sửa xong thì thực hiện lại theo quy trình đã nêu ở trên.

Phụ thuộc vào từng ngành nghề đăng ký kinh doanh mà cơ quan có thẩm quyền sẽ có quy định về cách xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khác nhau. Vậy nên vẫn có những hồ sơ hợp lệ tại tỉnh thành này nhưng lại không hợp lệ ở nơi khác.


Các điều kiện thành lập doanh nghiệp 

Để thực hiện đăng ký thành lập Công ty/Doanh nghiệp thì người đứng ra đăng ký cần đảm bảo làm đúng các vấn đề sau:

Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Người đăng ký cần xác định đúng loại hình Công ty của mình là gì. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam gồm: Công ty cổ phần, 1 thành viên, 2 thành viên trở lên, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.

Đặt tên doanh nghiệp

Cách đặt tên công ty theo quy tắc thì cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

– Tên Công ty phải có 2 thành phần gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

– Tên Công ty có thể được đặt tùy thích bằng cả tên tiếng anh và tiếng Việt. Tuy nhiên không được trùng lặp với tên các doanh nghiệp trong nước đã được thành lập trước đó. Mặc dù không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề nhưng để đảm bảo hoạt động kinh doanh, thương mại cũng như chiến dịch marketing thương hiệu thì bạn nên đặt một cái tên phù hợp, gắn liền với ngành nghề lựa chọn đăng ký kinh doanh.

Địa chỉ trụ sở công ty

Khi làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt về địa chỉ trụ sở. Theo Luật đăng ký kinh doanh thì một địa chỉ có thể đăng ký làm trụ sở của nhiều doanh nghiệp. Địa chỉ công ty nếu là chung cư hoặc căn hộ phải có giấy tờ chứng minh phần diện tích được làm văn phòng. Nếu là đi thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà được ký trực tiếp với chủ đầu tư. Việc xác nhận địa chỉ  trụ sở kinh doanh nhìn chung khá phức tạp và mất nhiều thời gian.

Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh, bạn cần đưa ra ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động, xác định mã ngành kinh doanh. Điều này hạn chế được phải bổ sung các ngành nghề sau này. Bạn chỉ cần đóng phí thành lập công ty một lần đầy đủ, không phải tốn kém và mất thời gian, về sau ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ công ty

Vốn điều lệ công ty phải được ghi rõ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay không có quy định nào đề cập về vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp, cũng không cần thiết chứng minh vốn điều lệ dưới bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên đây là cơ sở để doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tài chính của khách hàng, đối tác.

Vốn điều lệ của doanh nghiệp càng cao càng chứng minh được tiềm lực tài chính và khả năng phát triển. Điều này giúp các doanh nghiệp tạo dựng được niềm tin cho đối tác, khách hàng. Vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh.

Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người điều hành, trực tiếp quản lý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo pháp luật, người đại diện cho công ty sẽ đứng ra ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan Nhà nước, cá nhân nhân hoặc các tổ chức khác. Người đại diện hợp pháp sẽ đảm nhiệm chức vụ Giám đốc/Tổng giám đốc/Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.


Ưu và nhược điểm

Tùy vào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mà ưu- nhược điểm cũng sẽ có những điểm khác nhau. Dưới đây là những thế mạnh và hạn chế điển hình khi thành lập doanh nghiệp:

Ưu điểm

  • Dễ huy động nguồn vốn từ bên ngoài.
  • Ngành/nghề hợp pháp đăng ký đầu tư kinh doanh không bị hạn chế.
  • Cho phép xuất hóa đơn đỏ và khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
  • Được Nhà nước và pháp luật bảo vệ khi  xảy ra tranh chấp.
  • Có thể mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách thành lập cơ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
  • Không bị hạn chế số lượng lao động.

Nhược điểm

  • Phải làm sổ sách khá phức tạp, báo cáo thuế theo quý/năm.
  • Doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm nếu hoạt động kinh doanh có lãi và nhiều loại thuế khác.
  • Không được làm trái các quy định của Luật Doanh Nghiệp.

Một số câu hỏi thường gặp khi làm hồ sơ thành lập công ty

Chuẩn bị hồ sơ gì khi thành lập doanh nghiệp

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Thiên Luật Phát về trọn bộ hồ sơ thành lập công ty cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục thành lập. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn nắm rõ hơn về các thông tin cần chuẩn bị.

Nếu bạn không có nhiều thời gian để thực hiện hoàn thiện một bộ hồ sơ trọn vẹn thì có thể liên hệ ngay với Thiên Luật Phát. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn hoàn thành hồ sơ thành lập công ty một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

 

Nguyễn Tấn Phúc

CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ thành lập công ty.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *