So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh? Khái niệm doanh nghiệp tư nhân, khái niệm hộ kinh doanh. Ưu, nhược điểm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu các thông tin dưới đây!
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, góp toàn bộ vốn và tự chịu trách nhiệm, lợi ích bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là hai loại hình kinh tế đơn giản
Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.
>>> Xem thêm video bên dưới để hiểu rõ hơn về chủ đề so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh:
So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Giống nhau
Không có tư cách pháp nhân
Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh
Không được phát hành chứng khoán
Khác nhau
Đặc điểm
Hộ kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân
Người đứng đầu doanh nghiệp
Do cá nhân hoặc nhóm cá nhân làm chủ (không phải doanh nghiệp)
Do duy nhất một cá nhân làm chủ
Quy mô doanh nghiệp
Nhỏ hơn doanh nghiệp tư nhân
Lớn hơn hộ kinh doanh
Chỉ được đăng ký kinh doanh ở 1 địa điểm nhất định và sử dụng tối đa 10 lao động
Không giới hạn quy mô, địa điểm kinh doanh, số vốn và số lượng lao động
Số lượng nhân sự
Dưới 10 người
Không có giới hạn về số lượng lao động
Trên 10 người phải thực hiện đăng ký thành lập Doanh nghiệp
Điều kiện hoạt động kinh doanh
Bắt buộc có Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh
Bắt buộc có Giấy đăng ký kinh doanh và có con dấu
Quy định về người thành lập
Người thành lập Hộ kinh doanh phải là người Việt Nam
Người Việt Nam hoặc người nước ngoài, đáp ứng đầy đủ điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định
Hoạt động xuất nhập khẩu
Không được kinh doanh xuất nhập khẩu
Được kinh doanh xuất nhập khẩu
Cơ cấu, tổ chức của công ty
Không có một hệ thống tổ chức quản lý rõ ràng
Tổ chức quản lý với cơ cấu chặt chẽ hơn hộ kinh doanh.
Chủ doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc quản lý, điều hành tất cả mọi hoạt động kinh doanh.
Địa điểm, chi nhánh kinh doanh
Không được phép mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh
Được mở nhiều chi nhánh kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau
Nơi đăng ký kinh doanh
Tùy trường hợp cụ thể mới phải đăng ký kinh doanh.
Bắt buộc đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật tại Sở kế hoạch đầu tư
Một cá nhân làm chủ và điều khiển các hoạt động kinh doanh
Quản lý dễ dàng phù hợp với mô hình kinh doanh hàng quán, nhỏ lẻ
Tạo sự tin tưởng với đối tác, khách hàng
Ít rủi ro hơn mô hình doanh nghiệp
Ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các doanh nghiệp quy mô lớn hơn
Nhược điểm
Số lượng lao động ít, không được nhiều hơn 10 người
Chịu nhiều rủi ro hơn do quy mô lớn
Hoạt động theo tính chất nhỏ lẻ, manh mún, không có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh lớn mạnh
Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp
Không có tư cách pháp nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể quản lý trực tiếp hoặc thuê người khác điều hành hoạt động kinh doanh thay mình.
Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ
Trên đây là những so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cơ bản nhất dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam về luật doanh nghiệp. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp tương lai hiểu rõ hơn về hai loại hình kinh doanh này và sáng suốt chọn loại hình phù hợp.
CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ kế toán - khai thuế - dịch vụ thành lập công ty.