Chi phí thành lập công ty bao hết nhiêu tiền? Các loại chi phí để thành lập doanh nghiệp

Bài viết được cập nhật mới nhất: 05/02/2024
chi phí thành lập công ty

Chi phí thành lập công ty, đăng kí doanh nghiệp gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến chi phí mở công ty, thấu hiểu những khó khăn cũng như lý giải vì sao nên lựa chọn Thiên Luật Phát làm dịch vụ đăng ký thành lập cho doanh nghiệp của mình. Dưới đây là đầy đủ chi tiết các thông tin từ chuyên gia tư vấn tại Thiên Luật Phát sẽ cho bạn biết thành lập công ty hết bao nhiêu tiền.

chi phí thành lập công ty
Chi phí thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì?

Để xác định được mức chi phí đăng ký / tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói, chúng tôi sẽ chia nhỏ mức chi phí thành 2 trường hợp:

  • Chi phí tự thực hiện thành lập công ty.
  • Chi phí khi thuê công ty tư vấn và thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp 1: Chi phí tự thực hiện thành lập công ty

Khi tự mình đứng ra thành lập doanh nghiệp riêng, chủ doanh nghiệp sẽ phải tính toán dựa trên những mức chi phí sau đây:

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp tại sở kế hoạch và đầu tư

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là mức chi phí thành lập công ty mà người chủ doanh nghiệp cần phải nộp ban đầu. Mức chi phí này được quy định tại điều 32 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và yêu cầu phải nộp vào thời điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp nộp mức lệ phí này trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Trường hợp người đăng ký thực hiện việc đăng ký qua mạng điện tử sẽ không cần phải nộp mức phí này.

Mức lệ phí đăng ký kinh doanh mới nhất đã được cập nhật tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 50.000 đồng. Số tiền này sẽ không được hoàn trả lại cho người đăng ký thành lập công ty trong trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để quá trình đăng ký doanh nghiệp diễn ra nhanh và thuận tiện hơn, bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty, tư vấn đăng ký doanh nghiệp tại Thiên Luật Phát với mức chi phí cực kỳ tiết kiệm.

chi phí thành lập doanh nghiệp
Đóng lệ phí đăng ký kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư

Phí công bố nội dung đăng ký thành lập doanh nghiệp 

Sau khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp sẽ phải công bố toàn bộ nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Để thực hiện quá trình này, chủ doanh nghiệp cần chi trả một mức phí là phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Mức lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC là 100.000 đồng.

Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp

Việc khắc dấu và sử dụng con dấu hợp phải tuân thủ một số quy định như sau:

  • Doanh nghiệp làm dấu phải là doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động
  • Con dấu trước khi đưa vào sử dụng cần phải được công bố tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, hoàn toàn không mất lệ phí nhà nước.
  • Doanh nghiệp mới tại Hà Nội sẽ được UBND hỗ trợ chi phí khắc dấu doanh nghiệp.

Mức chi phí khắc dấu doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đang giao động trong khoảng 450.000 – 500.000 đồng tùy thuộc vào loại dấu và đơn vị cung cấp.

phí thành lập doanh nghiệp
Khắc dấu cho doanh nghiệp

Phí mua chữ ký số (Token)

Loại chi phí thành lập công ty tiếp theo là phí mua chữ ký số. Chữ ký số (Token) được sử được sử dụng trong trường hợp người chủ doanh  nghiệp hoặc nhân viên của mình muốn xác nhận một số chứng từ trên nền tảng Internet.

Token có thể được mua tại các đơn vị cung cấp uy tín như Viettel, FPT-CA, NC-CA, v.v. Hoặc bạn có thể mua các đại lý phân phối trực tiếp như Thiên Luật Phát với mức giá phù hợp và còn được hỗ trợ cài đặt, tư vấn và bảo hành vĩnh viễn hoàn toàn miễn phí giúp bạn thành lập doanh nghiệp thành công 100%.

Mức chi phí mua Token hiện tại đang giao động trong khoảng từ 1.5 – 2.5 triệu đồng tùy thuộc vào thời hạn của Token.

phí thành lập công ty
Chữ ký số cho doanh nghiệp

Mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng

Ngoài các khoản chi phí trước khi Công ty đi vào hoạt động ở trên còn có chi phí Mở tài khoản ngân hàng bởi vì việc nộp lệ phí môn bài theo quy định phải thực hiện qua hình thức nộp thuế điện tử. Do đó việc mở tài khoản ngân hàng là bắt buộc.

Thủ tục mở tài khoản ngân hàng bao gồm:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (theo mẫu của từng Ngân hàng)
  • Bảo sao Căn cước công dân của người đại diện doanh nghiệp
  • Bản sao Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Các quyết định bổ nhiệm người phụ trách, kế toán trưởng

Việc mở tài khoản là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, để duy trì tài khoản, chủ doanh nghiệp phải trả thêm một mức phí duy trì tài khoản, khoảng 1.000.000 đồng.

Sau khi hoàn tất việc mở tài khoản, doanh nghiệp phải thực hiện công bố tài khoản ngân hàng lên Phòng đăng ký giấy phép kinh doanh – Sở Kế Hoạch và Đầu Tư (trước đây hay gọi là Mẫu 08). Việc công bố này không mất lệ phí nhà nước.

Lệ phí môn bài

Căn cứ các văn bản quy định về lệ phí môn bài còn hiệu lực gồm: Thông tư 302/2016/TT-BTC, nghị định 139/2016/NĐ-CP, nghị định 22/2020/NĐ-CP và mới nhất là thông tư 65/2020/TT-BTC ngày 09/07/2020, cụ thể:

  • Doanh nghiệp nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường hợp doanh nghiệp hoặc đơn vị trực thuộc mới thành lập trong năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí (tức chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh).
  • Doanh nghiệp mới thành lập từ 25/02/2020 được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên (năm 2020). Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập mới cơ sở phụ thuộc thì các cơ sở phụ thuộc này cũng được miễn lệ phí môn bài.
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu tiên. Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, doanh nghiệp thành lập mới cơ sở phụ thuộc thì các cơ sở phụ thuộc này cũng được miễn lệ phí môn bài.

Mức lệ phí môn bài được niêm yết cụ thể dưới bảng sau:

Vốn điều lệ Mức lệ phí môn bài tương ứng theo năm
Trên 10 tỷ đồng 3 triệu/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2 triệu/năm

Phát hành hóa đơn điện tử – Hóa đơn Giá trị gia tăng

Căn cứ vào Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp mới thành lập đều phải sử dụng hóa đơn điện tử. Chính vì thế mà phí phát hành hóa đơn điện tử cũng được liệt kê vào các khoản chi phí thành lập công ty mà doanh nghiệp phải chi trả.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử như MISA, Easy Invoice,…Thiên Luật Phát là một trong những đơn vị đại lý cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử của Easy Invoice, một phần mềm với nhiều tính năng, cực kỳ dễ sử dụng với mức phí rất cạnh tranh.

Chi phí hóa đơn điện tử dao động từ 860.000 – 3.000.000 tùy thuộc vào số lượng hóa đơn đăng ký và không giới hạn thời gian sử dụng.

chi phí thành lập công ty cổ phần
Mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp

Các loại chi phí thành lập công ty khác của doanh nghiệp

Bên cạnh các mức chi phí thành lập công ty nêu trên, chủ doanh nghiệp còn phải chi trả thêm một số khoản chi phí khác bao gồm:

  • Chi phí thiết kế, in ấn bộ nhận diện thương hiệu công ty.
  • Chi phí dịch vụ kê khai và đăng ký thuế lần đầu.
  • Chi phí cơ sở vật chất.

Nhìn chung, toàn bộ phần chi phí thành lập doanh nghiệp sẽ nằm trong khoảng trên dưới 10 triệu, chưa tính chi phí cơ sở vật chất. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đi lại nhiều lần giữa các cơ quan nhà nước như Sở kế hoạch và Đầu Tư, cơ quan Thuế. Đồng thời phải am hiểu các trình tự, thủ tục hồ sơ để không phải mất công chỉnh sửa hay bổ sung nhiều lần.

Mức chi phí này có thể được tối ưu hơn nếu bạn lựa chọn những đơn vị tư vấn dịch vụ thành lập công ty uy tín.


Trường hợp 2: Chi phí khi thuê công ty tư vấn dịch vụ

Trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn thuê ngoài dịch vụ tư vấn thì mức chi phí thành lập công ty sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều. Đồng thời doanh nghiệp cũng không phải mất công đi đến một cơ quan nào. Thiên Luật Phát cũng sẽ tư vấn đầy đủ những điều cần biết khi mở công ty, giúp hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp hoàn thiện nhất.

Với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, họ sẽ đưa ra các gói tư vấn tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Các gói dịch vụ cùng mức giá thành lập công ty trọn gói sẽ nằm trong khoảng trên dưới 5 triệu đồng.

Thiên Luật Phát tự hào là một trong những đơn vị có vị thế nhất định trong lĩnh vực tư vấn thành lập công ty, pháp lý doanh nghiệp.

Với việc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Thiên Luật Phát, quý khách được tư vấn miễn phí các ưu – nhược điểm của từng loại hình công ty, cách đặt tên công ty, mã hóa ngành nghề kinh doanh, tư vấn vốn điều lệ phù hợp, tư vấn dịch vụ kế toán – khai thuế từ cơ bản đến chuyên sâu.

Ngoài ra, các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới đi kèm cũng như hồ sơ thành lập doanh nghiệp, Thiên Luật Phát cũng hỗ trợ xử lý chuyên nghiệp với mức giá hợp lý nhất.

Bảng giá chi tiết tại Thiên Luật Phát được niêm yết như sau:

chi phí thành lập doanh nghiệp gồm những gì

Bảng giá chi tiết tại Thiên Luật Phát được niêm yết

Một số câu hỏi thường gặp về chi phí mở công ty

thành lập công ty hết bao nhiêu tiền
Tổng chi phí thành lập doanh nghiệp

Tổng chi phí thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Trả lời:

Như đã đề cập ở phần 1, tổng chi phí thành lập công ty sẽ dao động trong khoảng trên dưới 10 triệu. Mức chi phí này chưa bao gồm các khoản chi phí về cơ sở vật chất.

Chi phí thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu khi thuê dịch vụ?

Trả lời:

Để tiết kiệm tối đa các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, một số công ty lựa chọn hình thức thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp ngoài. Khi thuê dịch vụ ngoài, các đơn vị thường sẽ cung cấp các gói tư vấn và dịch vụ thành lập công ty với mức giá tối ưu nhất.

Ví dụ như tại Thiên Luật Phát, các khoản chi phí tư vấn thành lập doanh nghiệp đều được niêm yết và công khai minh bạch. Các gói dịch vụ thành lập công ty đa dạng với nhiều mức giá từ 1.6 đến 5 triệu đồng.

Phí đăng kí Công ty TNHH và Công ty Cổ Phần có sự chênh lệch không?

Trả lời:

Về mức phí thành lập Công ty TNHH và Công ty Cổ Phần không có sự khác biệt vì cùng là loại hình doanh nghiệp nên không khác quy trình và mức phí đăng kí.

Lệ phí nhà nước để thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?

Trả lời:

Lệ phí nhà nước để thành lập doanh nghiệp hiện tại là 700.000 đồng (bao gồm lệ phí GPKD, công bố và con dấu). Mức lệ phí này là không thay đổi với các loại hình đăng ký doanh nghiệp khác nhau.

Thành lập công ty cần đóng những loại thuế gì?

Trả lời:

  • Với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, việc phải đóng các khoản thuế cho nhà nước là điều không thể tránh khỏi. Các loại thuế điển hình như: thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và một số loại thuế đặc thù khác.
  • Trong đó, thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hàng năm và đóng ngay từ tháng mới thành lập kể cả khi doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động. Mức lệ phí môn bài căn cứ trên vốn điều lệ được chia thành 2 nhóm là trên 10 tỷ đồng (3.000.000 đồng/năm) và từ 10 tỷ đồng trở xuống (2.000.000 đồng/năm).
  • Khi đăng kí doanh nghiệp cần xem xét lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp vì ngoài việc căn cứ xác định mức lệ phí môn bài, vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến một số nghiệp vụ kế toán khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Có nên thuê dịch vụ khi mở công ty hay không?

Trả lời:

Còn tùy thuộc vào khả năng điều hành, am hiểu quy trình, thủ tục, hồ sơ đăng ký và mức tài chính mà bạn sẵn có. Về cơ bản, việc thuê các dịch vụ thành lập công ty bên ngoài sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian hơn rất nhiều cũng như hạn chế rủi ro về sai sót hoặc trễ hạn các thủ tục hành chính.

Trên đây là toàn bộ bài viết giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề Chi phí thành lập Công ty là bao nhiêu? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn về chi phí thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với Thiên Luật Phát – Dịch vụ tư vấn pháp lý doanh nghiệp và tư vấn kế toán cho doanh nghiệp theo thông tin dưới đây.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
[Button id=”1″]
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VỚI CHUYÊN VIÊN 11 NĂM KINH NGHIỆM
[vc_empty_space height=”10px” el_id=”form-contact”]

    [vc_empty_space height=”10px”][vc_empty_space]

    Bài Viết Cùng Chủ Đề Thành Lập Doanh Nghiệp:

    Nguyễn Tấn Phúc

    CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ thành lập công ty.

    BÌNH LUẬN

    Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *