Nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân?

Bài viết được cập nhật mới nhất: 03/01/2024
nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nh

Bạn muốn xây dựng sự nghiệp cho riêng mình nhưng không biết nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân? Có nhiều thắc mắc về hai loại hình công ty này nhưng chưa có lời giải đáp?

Đừng lo, bài viết này sẽ đưa ra những thông tin hữu ích về sự khác nhau giữa công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân, cũng như những ưu điểm, nhược điểm của 2 loại hình công ty trên, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn trước khi quyết định thực hiện bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Hãy cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu ở bài viết ngay dưới đây!

nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân
Khi khởi nghiệp nên lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân?

Khái niệm công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân

Trước khi quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân, bạn cần nắm rõ định nghĩa của từng loại hình công ty. Cụ thể:

Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là gì? Đây là mô hình công ty dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại hoàn toàn độc lập với những chủ thể sở hữu.

Theo Điều 111 của Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty cổ phần được định nghĩa như sau:

  • Vốn điều lệ của công ty sẽ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt;
  • Đồng thời công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác để huy động vốn tham gia từ các nhà đầu tư thuộc đa dạng thành phần kinh tế.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần để nắm rõ chi tiết những việc bạn cần làm là gì, khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp loại hình này.

Khái niệm Doanh nghiệp tư nhân

Theo Điều 188 của Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản riêng của chủ doanh nghiệp. Do đó, giữa vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần còn lại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không có giới hạn nào. Đồng thời, không có sự tách biệt tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân đó với tài của cả doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm số vốn đầu tư tùy vào tình hình kinh doanh. Chủ doanh nghiệp chỉ thực hiện khai báo với cơ quan kinh doanh khi số vốn giảm xuống dưới mức đăng ký.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Nên thành lập công ty hay doanh nghiệp tư nhân

Nếu bạn muốn tự mình quản lý và chịu trách nhiệm mọi vấn đề của doanh nghiệp, lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân là phù hợp. Trong doanh nghiệp tư nhân, bạn sẽ là chủ sở hữu và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh.

Nếu bạn muốn chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp hoặc phát hành trái phiếu, lựa chọn công ty TNHH có thể là một giải pháp tốt. Trong công ty TNHH, bạn có thể xác định mức đóng góp vốn và phân phối cổ phần cho các thành viên. Điều này cho phép bạn chịu trách nhiệm theo mức vốn góp của mình.

Đặc điểm của từng loại hình

thành lập dntn hat ctcp
Thành lập CTCP thì cổ đông góp vốn là nhiều người, hay thành lập DNTN chỉ cần 1 người?

Về chủ doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Chủ doanh nghiệp là người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật quy định, thể hiện trên giấy tờ khi đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân nắm trong tay toàn quyền quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật và sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế
  • Chủ doanh nghiệp có thể hoặc thuê người khác quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngay cả khi thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp.

Công ty cổ phần

  • Đây là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp được nhiều cổ đông góp vốn để hình thành, tồn tại và phát triển.
  • Khác với vốn điều lệ công ty TNHH, số vốn điều lệ trong công ty được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần.
  • Mỗi tổ chức hoặc cá nhân sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ phiếu là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần dành cho mỗi cổ đông. Hiện nay, chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu.

Quyền và nghĩa vụ 

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân có chế độ trách nhiệm vô hạn, hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan trong hoạt động kinh doanh, tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Công ty cổ phần: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần gần giống với công ty TNHH 1 thành viên, đều là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

>>> Xem thêm video bên dưới để hiểu rõ hơn nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân:

Khó khăn

Doanh nghiệp tư nhân

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh nghiệp tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần.

  • Lần thứ nhất là đánh thuế doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận sau thuế
  • Lần thứ hai là sau khi chia lợi nhuận cho các cổ đông

Và Công ty cổ phần phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Quy định đặt tên công ty theo theo quy định của pháp luật 2021 như thế nào?

So Sánh Ưu – nhược điểm của công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân

Công ty cổ phần

Ưu điểm

  • Trách nhiệm của mô hình công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, mức độ rủi ro của các cổ đông không cao. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tài sản và nợ của công ty trong phạm vi vốn góp.
thành lập ctcp hay dntn
Nên thành lập CTCP hay DNTN khi trách nhiệm cổ đông trong công ty cổ phần là hữu hạn, còn doanh nghiệp tư nhân là vô hạn

Nhược điểm

  • Bị đánh thuế hai lần, một lần đánh vào công ty và lần còn lại là đánh thuế vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông sau khi lợi nhuận được chia.
  • Ngoài ra, công ty cổ phần còn phải chấp hành các chế độ kiểm tra và báo cáo chặt chẽ.

Doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm

  • Trách nhiệm của mô hình doanh nghiệp tư nhân là trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp được quyết định mọi thứ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Điều này tạo sự tin tưởng với khách hàng, đối tác và giúp doanh nghiệp ít bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần giấy tờ, thủ tục đơn giản và dễ dàng hơn
  • Bảo đảm đao nhất tính bí mật và bảo mật trong kinh doanh
  • Do chủ doanh nghiệp được quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh nên cơ cấu tổ chức nhân sự, phòng ban của doanh nghiệp tư nhân tinh giản hơn nhiều so với loại hình công ty khác
  • Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật do doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • Bất kỳ lúc nào cũng có thể đổi ngành nghề kinh doanh một cách linh hoạt theo ý muốn
  • Dễ dàng bán, giải thể cơ sở kinh doanh cho bất kỳ người nào, bất kỳ giá nào mình muốn khi không còn hoạt động hiệu quả

Nhược điểm

  • Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, vấn đề huy động vốn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản của mình sang cho doanh nghiệp
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân đối diện với rủi ro cao do không có tư cách pháp nhân. Đồng thời phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chính mình. Không có chuyện giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Loại hình doanh nghiệp này không được phát hành chứng khoán
  • Không được mua cổ phần, góp vốn trong các công ty cổ phần, công ty hợp danh hay công ty TNHH
  • Dựa trên sự khác biệt về quyền lợi và nghĩa vụ này, bạn có thể đưa ra quyết định về việc nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân.

Kết luận

Trên đây là 3 khác biệt quan trọng nhất về chủ doanh nghiệp, quyền hạn/nghĩa vụ và khó khăn của 2 loại hình công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

Dựa vào khả năng tài chính, số lượng thành viên, cổ đông tham gia góp vốn và định hướng kinh doanh trong tương lai mà bạn quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân.

Nếu có nhu cầu thực hiện các thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ với Thiên Luật Phát để được hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói. Thiên Luật Phát là đơn vị uy tín, đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẽ giúp quá trình thành lập doanh nghiệp, công ty của bạn nhanh chóng, thuận lợi.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: https://thienluatphat.vn/
  • Email: ketoan@thienluatphat.com
  • Địa chỉ: Tầng 4, Số 65 Vườn Lài, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Nguyễn Tấn Phúc

CEO Nguyễn Tấn Phúc - người chèo lái Công ty Kế toán Thiên Luật Phát vượt qua những quãng thời gian khó khăn nhất ban đầu. Mr. Phúc mong muốn góp phần là cầu nối giữa Doanh Nghiệp với Cơ Quan Thuế; giúp các doanh nghiệp nắm bắt, am hiểu chính sách thuế cũng như việc hoàn thành nghĩa vụ Thuế đối với nhà nước; và nâng tầm phát triển Công ty THIÊN LUẬT PHÁT trở thành nơi gửi gắm niềm tin vào việc dịch vụ thành lập công ty.

BÌNH LUẬN

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *