Chuyên viên tư vấn
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân được quy định ra sao? Những đặc điểm chung của doanh nghiệp tư nhân. Cùng Thiên Luật Phát tìm hiểu thông tin về quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân trong bài viết dưới đây.

Cũng như nhiều mô hình doanh nghiệp khác, quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp
Đặc điểm chung của doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là mô hình doanh nghiệp chỉ do duy nhất một cá nhân làm chủ. Người làm chủ doanh nghiệp sẽ là người tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, trực tiếp nắm quyền quản lý doanh nghiệp và đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo pháp luật quy định.
Chủ doanh nghiệp tư nhân nắm trong tay toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập. Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần nắm rõ đặc điểm, cũng như các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân để có cách điều hành, phát triển phù hợp.

Người làm chủ được toàn quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quy định của Điều 188 – Luật Doanh nghiệp tư nhân, loại hình doanh nghiệp này có 4 đặc điểm như sau:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép
- Tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh, quy mô và vị trí đặt trụ sở kinh doanh
- Chọn lựa các hình thức và phương thức huy động, cũng như các phân bổ và lộ trình sử dụng vốn phục vụ kinh
- Chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác, khách hàng và ký kết hợp đồng để bắt đầu kinh doanh
- Kinh doanh theo mô hình xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Tuyển dụng và sử dụng nguồn lao động phù hợp theo pháp luật để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.

Doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm
- Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân trong tình huống xấu nhất
- Toàn quyền quyết định đối việc kinh doanh và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế
- Có quyền bán doanh nghiệp tư nhân đang sở hữu cho người khác
- Được quyền chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp tùy vào tình hình kinh doanh
- Thuê người khác thay mình điều hành và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty
- Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh
- Những quyền lợi khác theo quy định của luật doanh nghiệp Việt Nam
Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Đáp ứng đủ tất cả những điều kiện kinh doanh theo Luật đầu tư quy định, đảm bảo luôn duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động
- Đăng ký doanh nghiệp và công khai đầy đủ mọi thông tin về việc thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động
- Chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và tất cả báo cáo, hồ sơ, giấy tờ,… theo quy định của pháp luật
- Đăng ký chính xác tổng số vốn sử dụng để đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
- Lập và nộp báo cáo tài chính định kỳ và chính xác theo luật định về kế toán, thống kê
- Kê khai thuế, nộp thuế và hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính theo pháp luật quy định
- Đảm quyền, lợi ích chính đáng của người lao động theo Luật lao động Việt Nam
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn đăng ký – công bố hoặc theo quy định của pháp luật

Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, đăng ký kinh doanh và các quy định khác
- Tuân thủ quy định của pháp luật về bình đẳng giới, môi trường, an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ di tích lịch sử – danh lam thắng cảnh trong quá trình kinh doanh
- Tuân thủ đạo đức kinh doanh nhằm mục tiêu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, khách hàng
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi ngừng kinh doanh hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật Việt Nam quy định
Trên đây là đầy đủ tất cả quyền và nghĩa vụ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Trước khi quyết định thành lập mô hình doanh nghiệp tư nhân, bạn cần nắm rõ các quyền và nghĩa vụ này để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho các kế hoạch kinh doanh về sau.
>> Một số bài viết liên quan:
- Mở doanh nghiệp tư nhân cần những thủ tục gì?
- So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
- Nên thành lập công ty cổ phần hay doanh nghiệp tư nhân?
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn trong công ty khác hay không ?
- Nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay doanh nghiệp tư nhân ?
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Website: https://thienluatphat.vn/
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1014/63 Tân Kỳ Tân Quý, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp. HCM